Nếp sống văn hóa mới ở bản Đề Chờ Chua A

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/8/2018 | 1:54:53 PM

YBĐT - Bản Đề Chờ Chua A là bản nghèo, đặc biệt khó khăn của xã Púng Luông (Mù Cang Chải). Song, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với các nội dung thiết thực đã đưa địa phương này trở thành điển hình trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, loại bỏ được nhiều hủ tục trong việc tang, lễ, cưới hỏi ở địa phương.

Ông Thào Súa Tính, trên 70 tuổi, giới thiệu bộ áo quan mới được con cháu làm xong.
Ông Thào Súa Tính, trên 70 tuổi, giới thiệu bộ áo quan mới được con cháu làm xong.

Nằm cách trung tâm xã Púng Luông khoảng 3 km, bản Đề Chờ Chua A có 64 hộ với trên 300 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông, trình độ nhận thức còn những hạn chế nhất định. Thêm vào đó, điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, khắc nghiệt; còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, trong đó 90% dân số trong bản là dòng họ Thào, với hủ tục phổ biến là không cho thi thể người chết vào áo quan trong quá trình làm ma.
 
Anh Giàng A Súa, Bí thư Chi bộ Đề Chờ Chua A cho biết: "Xác định việc thay đổi tập quán, nếp sống, ý thức của người dân là chìa khóa quan trọng trong xây dựng nếp sống văn hóa mới. Với sự quan tâm của địa phương, cán bộ trong bản đã họp dân và xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể về mô hình thực hiện nếp sống văn minh và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện...”.
 
Cùng với tuyên truyền, vận động bà con định canh, định cư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ổn định cuộc sống, việc loại bỏ dần những phong tục lạc hậu như: tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, người ốm không đưa đi cơ sở y tế khám chữa mà để ở nhà mời thầy đến cúng... luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Xã còn tích cực tuyên truyền gìn giữ bản sắc, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp, mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc, hợp với thuần phong mỹ tục, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
 
Từ lợi thế phần lớn lớp trẻ là người đã được đi học, hiểu biết xã hội, có cách nhìn tiến bộ hơn trong tổ chức tang lễ, cưới hỏi theo nếp sống mới vừa văn minh mà vẫn đảm bảo các thủ tục, nghi lễ... nên càng có sức thuyết phục. Nhờ đó, mô hình thực hiện nếp sống văn minh ở bản đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ. 

Bên cạnh đó, người cao tuổi, trưởng dòng họ cũng có vai trò rất lớn trong công tác đổi mới, loại bỏ các hủ tục lạc hậu.
 
Ông Thào Súa Tính, trên 70 tuổi, chỉ tay vào bộ áo quan đặt ngay ngắn ở đầu nhà nói: "Dòng họ Thào chúng tôi nghiêm cấm việc cho thi thể người chết vào áo quan trong quá trình đang làm ma. Nhưng đó là các cụ ngày xưa chứ bây giờ xã hội đổi mới rồi, mình là người cao tuổi của dòng họ, mình phải ủng hộ con cháu cải tiến các hủ tục này để phù hợp với xã hội hiện đại. Riêng bản thân tôi, để cho con cháu yên tâm thực hiện, tôi đã bảo con cháu làm sẵn cho một cái áo quan để sau này thực hiện theo nếp sống mới...”.

Đến nay, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở bản Đề Chờ Chua A đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo niềm tin, phấn khởi để nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.
 
Từ năm 2016 đến nay, bản Đề Chờ Chua A đã chấm dứt tình trạng kết hôn cận huyết thống, thách cưới đã giảm xuống mức trung bình; tang ma đã cho người chết vào quan tài, bỏ một số tục lệ cũ, trong đó có tục chia thịt cho những người đến giúp đám, thực hiện không để quá 36 tiếng trong nhà, không giết mổ nhiều trâu, bò...
 
Với những đổi thay căn bản ấy, Đề Chờ Chua A đã trở thành một trong những bản đi đầu của huyện Mù Cang Chải về phong trào thi đua dân vận khéo, thực hiện nếp sống văn minh.

A.M

Các tin khác
Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em được chính quyền xã Thanh Lương quan tâm đẩy mạnh.

YBĐT - Thực hiện phương châm "Nói không với bạo hành trẻ em”, những năm qua, xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động, góp phần tạo môi trường xã hội, môi trường gia đình phù hợp, bảo đảm để trẻ em phát triển toàn diện.

Thị trường đang cần những lao động có tay nghề cao. (Ảnh: Học nghề sửa chữa ô tô tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.)

YBĐT - Theo dự báo, giai đoạn 2018 - 2020, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng 26.213 lao động.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp.

Ngày 21/8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm việc với Chính phủ về kết quả thực hiện vận động Quỹ "Vì người nghèo", chương trình an sinh xã hội và công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp "Chung tay vì người nghèo" năm 2018.

Các cô giáo Trường Mầm non Bình Minh, thị trấn Yên Bình làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí nhóm lớp để đón năm học mới.

YBĐT - Năm học 2018 - 2019, huyện Yên Bình có 53 trường với 808 nhóm, lớp, trên 24.650 học sinh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục