YBĐT - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 09/10, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 225 ca mắc tay – chân - miệng, tăng so với cùng kỳ năm 2017 (225/209),
|
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái hướng dẫn giáo viên Trường mầm non Hướng Dương, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái cách sử dụng dung dịch khử khuẩn CloraminB.
|
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa từ thu sang đông nên dịch bệnh tay – chân - miệng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang có chiều hướng gia tăng do bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp.
Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là lứa tuổi trẻ chưa tự thực hiện được các biện pháp phòng bệnh nên gia tăng số mắc phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thái độ và hành vi của người chăm sóc trẻ.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 09/10, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 225 ca mắc tay – chân - miệng, tăng so với cùng kỳ năm 2017 (225/209). Số ca mắc rải rác ở 8/9 huyện, thành phố, trong đó huyện Văn Chấn 56 ca, Yên Bình 47, Trấn Yên 36, Lục Yên 33, Trạm Tấu 22, Mù Cang Chải 12, Văn Yên 7, thành phố Yên Bái 12 ca.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của trẻ em, ngày 10/10, tại Trường mầm non Bông Sen, phường Minh Tân và Trường mầm non Hướng Dương, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố tổ chức truyền thông phòng bệnh tay – chân - miệng cho hiệu trưởng và giáo viên, nhân viên cấp dưỡng nhà trường về biểu hiện bệnh, đường lây truyền, các biện pháp phòng bệnh và xử trí khi trẻ mắc bệnh; hướng dẫn cách sử dụng dung dịch khử khuẩn Cloramin B để khử trùng toàn bộ các đồ chơi, lau rửa sàn nhà, bề mặt, vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc; hướng dẫn các em học sinh rửa tay thường xuyên với xà phòng bằng nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tiến hành kiểm tra nơi chế biến, bảo quản thức ăn cho trẻ, công trình vệ sinh… nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh tay – chân - miệng ra cộng đồng.
Bệnh tay – chân - miệng hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh, việc phòng ngừa là biện pháp chung nhất để tránh lây truyền bệnh qua đường tiêu hóa, nhất là mầm bệnh xâm nhập qua miệng và quan trọng nhất là cần chú ý phòng tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm bệnh.
Ở các trường mầm non, việc phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ là trách nhiệm và phụ thuộc vào các giáo viên, nhân viên nhà trường, người chế biến thức ăn cho trẻ và ngay cả đối với bản thân mỗi trẻ cũng cần được nhà trường hướng dẫn và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Bích Thúy (Trung tâm KIểm soát bệnh tật tỉnh)
YBĐT - Ngày 10/10, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng dòng họ học tập vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”.
Năm 2018, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam được trao cho 5 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1299/QĐ – TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”. Theo đó, 100% trường học phải xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử.
Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết đều đang có xu hướng gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và chưa xuất hiện chủng virus mới.