Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo ở Đại hội đồng Liên hợp quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/10/2018 | 10:58:50 AM

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 17/10, Ủy ban Các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận đề mục "Xóa nghèo và các vấn đề phát triển khác” trong chương trình Nghị sự của Đại hội đồng khóa 73.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại phiên thảo luận, các nước chia sẻ kinh nghiệm quốc gia trong xóa đói giảm nghèo, nêu các thách thức đối với nỗ lực này trên bình diện quốc tế và ở từng quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh thách thức về thiếu nguồn lực.

Quan điểm chung của các nước đều cho rằng xóa nghèo là mục tiêu bao trùm nhất, có tính quyết định đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững khác. 

Để đạt mục tiêu xóa nghèo dưới mọi hình thức, cần có những chiến lược phát triển phù hợp, cân bằng trên cả ba trụ cột kinh tế-xã hội-môi trường.

Các chính sách xã hội nhằm đảm bảo an sinh, cung cấp dịch vụ công cơ bản, thúc đẩy bình đẳng giới… có vai trò quyết định đối với tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng. 

Bên cạnh đó, cần tăng cường sự hỗ trợ về nguồn lực từ các quốc gia phát triển đối với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ và xóa bỏ hố ngăn cách về khoa học-kỹ thuật-sáng tạo giữa các quốc gia và trong phạm vi các quốc gia. 

Đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có bài phát biểu nêu các thành tựu của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo; những thách thức lớn mà Việt Nam đang đối mặt trong việc thực hiện xóa nghèo hoàn toàn, bao gồm tái cấu trúc nền kinh tế, tìm kiếm mô hình phát triển bền vững, duy trì các thành quả trong xóa đói nghèo, tránh "tái nghèo,” giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội, "để không ai bị bỏ lại sau," đặc biệt là các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa… 

Việt Nam cũng kêu gọi Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu xóa nghèo, thông qua việc cung cấp nguồn lực, tư vấn chính sách tổng thể, làm cầu nối với các định chế tài chính quốc tế… 

Bài phát biểu đã nhận được sự quan tâm, đồng tình của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Bà Đinh Thị Hồng Lan- Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh (thứ 3, trái sang) cùng lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Ngày thứ 7 đồng hành cùng doanh nghiệp, CNLĐ” và “Bữa cơm Công đoàn” tổ chức tháng 4 vừa qua.

Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái hiện có 45 công đoàn cơ sở (CĐCS) với gần 9 nghìn đoàn viên (ĐV). Bám sát chủ đề Tháng Công nhân năm 2024 “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Công đoàn Các KCN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ).

Em Nguyễn Đỗ Quang Minh (học sinh lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024

Bức thư nói về trẻ em thiếu tình thương của nam sinh lớp 9 Nguyễn Đỗ Quang Minh (Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024.

Triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp với tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận Căn cước.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an, thời gian tới, sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh mặt.

Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Việt Cường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Hình ảnh các đồng chí công an đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để nắm bắt tình hình an ninh trật tự, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con giờ đã trở nên quen thuộc, gần gũi với người dân xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục