Bác Hồ từng nói: "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
Hơn 14.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái đã và đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp "trồng người”.
Sáng tạo trong huy động nguồn lực xã hội hóa
Là cán bộ quản lý trẻ, cô Nguyễn Thị Tuyết - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn luôn trăn trở vì sự
Để làm được điều đó, cô đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tìm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu quả và phù hợp với thực tế.
Từ năm 2014 đến nay, cô cùng với nhà trường đã huy động xã hội hoá với tổng số tiền trên 927 triệu đồng cùng với hàng nghìn mét vuông đất để mở rộng khuôn viên trường học.
Cô giáo truyền cảm hứng
Là giáo viên bị khuyết tật, nhưng bằng nghị lực, lòng yêu nghề, cô Nông Thị Việt Nhung - giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên đã vượt qua khó khăn để đứng lớp truyền dạtruyền cảm hứng cho học sinh.
Cô đã 8 lần được công nhận "Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở”, 5 lần được công nhận "Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”, 11 lần được nhận danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở” và "Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”, 3 lần được nhận bằng khen của UBND tỉnh Yên Bái, 2 lần được UBND huyện Lục Yên tặng giấy khen có thành tích trong phong trào thi đua điển hình tiên tiến, 2 lần được nhận bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Năm tặng bằng khen; đặc biệt năm học 2015-2016, được nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT...
Hết lòng vì giáo dục vùng cao
Không sinh ra ở Mù Cang Chải nhưng cô giáo Lương Thị Hà - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học &THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã có 10 năm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục vùng cao này.
Xác định công tác tại vùng đặc thù, phần lớn học sinh đều là người dân tộc thiểu số, vì vậy, cô luôn trăn trở để những bài giảng của mình thực sự dễ hiểu, giúp các em dễ tiếp thu nhất.
Cô tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; tiêu biểu là sáng kiến "Sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Sinh học THCS” đã được áp dụng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Mù Cang Chải; sáng kiến "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý ở Trường PTDTBT Tiểu học &THCS Chế Cu Nha” đã được áp dụng trong dạy học môn Địa lý ở Trường PTDTBT Tiểu học &THCS Chế Cu Nha đạt kết quả tốt.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học
Giảng dạy môn Địa lý, cô Phạm Thị Thùy Nhung - giáo viên Trường THPT Thác Bà, huyện Yên Bình mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học với phương châm "khơi gợi sự sáng tạo, tìm tòi, tự học” và tạo không khí học tập thoải mái, sự say mê của học sinh.
Đặc biệt, sáng kiến "Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Địa lý lớp 10 ở Trường THPT Thác Bà theo hướng tích cực” đã được triển khai áp dụng có hiệu quả trong nhà trường mang lại kết quả cao.
Chất lượng lớp cô phụ trách luôn đạt cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi chiếm 46,2%. Năm học 2017 – 2018, cô có 4 giải học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý (trong đó có 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích). Học kì I, năm học 2018 - 2019, cô có 1 học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh tham dự đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia.
Minh Tư