Điều chỉnh tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/11/2018 | 9:31:02 AM

Nhằm đảm bảo quyền lợi, chế độ cho người lao động, Bộ LĐTB&XH; đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi chưa đúng trong sổ BHXH sẽ được xem xét điều chỉnh.

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc điều chỉnh tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi chưa đúng trong sổ BHXH như sau: Chỉ thực hiện đối với người lao động thực tế làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng tên nghề, công việc ghi trong sổ BHXH của họ ghi chưa đúng tên nghề, công việc mà họ làm.

Theo Dự thảo việc xác định nghề, công việc ghi trong sổ BHXH là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm căn cứ vào các nội dung sau: Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc; các chế độ, chính sách đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng cho người lao động trong thời gian làm các nghề, công việc ghi trong sổ BHXH (chẳng hạn như tiền lương, bồi dưỡng bằng hiện vật, nghỉ hằng năm, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản…).

Về trách nhiệm của người sử dụng lao động, theo dự thảo, người sử dụng lao động có trách nhiệm đề nghị điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH theo quy định tại Điều 98 của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, khi phát hiện sự việc hoặc khi có đề nghị của người lao động (bao gồm cả người đang làm việc, đã nghỉ việc hoặc chuyển nơi làm việc khác) về việc trong sổ BHXH ghi chưa đúng tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

"Khi cơ quan BHXH từ chối điều chỉnh, nếu người sử dụng lao động có các căn cứ xác định nghề, công việc ghi trong sổ BHXH là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì gửi văn bản đề nghị công nhận là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm về bộ chủ quản hoặc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực tiếp quản lý, để các cơ quan trên kiểm tra, rà soát, thống nhất các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành, lĩnh vực quản lý, có ý kiến đề nghị Bộ LĐTB&XH xem xét, giải quyết” – Dự  thảo nêu rõ.  

Cũng theo Dự thảo, trong văn bản đề nghị công nhận làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định nêu trên phải nêu lý do ghi trong sổ BHXH chưa đúng với tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được Bộ LĐTB&XH ban hành; đồng thời gửi kèm theo các tài liệu để chứng minh có căn cứ xác định nghề, công việc ghi trong sổ BHXH là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm: Bảng tổng hợp nghề, công việc đã ghi trong sổ bảo hiểm xã hội và tên nghề, công việc nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tương ứng; kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của từng nghề, công việc.

Bên cạnh đó là bảng tổng hợp những người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị ghi chưa đúng tên nghề, công việc trong sổ BHXH; kèm theo các chế độ, chính sách được áp dụng cho người lao động và các tài liệu khác liên quan (nếu có) để chứng minh là người lao động thực tế có làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đơn của người lao động có chữ ký của người lao động, đóng dấu xác nhận của người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan BHXH, Sở LĐTB&XH, Cục An toàn lao động, Bộ LĐTB&XH trong việc tham gia điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH cho người lao động. Trong đó, Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động địa phương, BHXH địa phương và các cơ quan khác có liên quan tiến hành xác minh về điều kiện lao động, các chế độ đối với người lao động mà người sử dụng lao động có văn bản đề nghị công nhận nghề, công việc ghi trong sổ BHXH là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kịp thời báo cáo Bộ LĐTB&XH  để xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.   

(Theo daidoanket)

Các tin khác
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng các thanh niên được trao giải thưởng Lương Định Của năm 2018.

50 nhà nông trẻ xuất sắc đã được tôn vinh tại Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIII. 

Một tiết mục trong phần thi chào hỏi

YBĐT - Ngày 23/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi kiểm lâm địa bàn giỏi lực lượng kiểm lâm tỉnh lần thứ nhất năm 2018.

YBĐT - Việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh bán trú, sự năng động của các nhà trường trong việc tăng gia trồng rau, nuôi gia cầm không những đã cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày cho học sinh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả chỉ số đầu tư cho giáo dục bán trú trong nhà trường ở huyện vùng cao Trạm Tấu.

Phi công tiếp thu máy bay trước khi bay huấn luyện.

YBĐT - Ngày 22/11, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 đã tổ chức ban bay cán bộ tại sân bay Yên Bái. Dự và chỉ đạo ban bay có Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân; thủ trưởng một số phòng, ban chức năng cơ quan Quân chủng và đại diện các cơ quan của Sư đoàn 371.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục