Cần tổ chức tốt việc dạy nghề và sản xuất trong trại cải tạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/11/2018 | 10:45:18 AM

YBĐT - Tại buổi thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trong Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vừa qua, đại biểu Quốc hội Hồ Đức Phớc (tỉnh Nghệ An) đã đề nghị nghiên cứu hình thức tù tại gia để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và ngân sách Nhà nước. Ý kiến của đại biểu Phớc lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều chuyên gia và cộng đồng xã hội. Đa số ý kiến đều cho rằng, tù tại gia là không phù hợp.

Trao quyết định tha tù trước thời hạn cho phạm nhân tại Trại giam Hồng Ca.
Trao quyết định tha tù trước thời hạn cho phạm nhân tại Trại giam Hồng Ca.

Như đã biết, Điều 32 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định các hình phạt, bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Mỗi loại tội đều tương ứng với những mức hình phạt, cân nhắc giữa nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đưa ra mức phạt phù hợp.

Ngoài ra, Điều 65 BLHS năm 2015 còn quy định về án treo đối với người phạm tội bị xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, đồng thời ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. 

Một điểm mới về chế định án treo theo Khoản 5 Điều 65 nghiêm khắc hơn so với Điều 60 BLHS năm 1999, đó là người phạm tội được hưởng án treo trong thời gian thử thách nếu cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định Luật Thi hành án hình sự 2 lần trở lên, thì tòa án có thể quyết định thay đổi bằng hình thức tù giam. 

Tù tại gia còn không phù hợp với mục đích của hình phạt bởi theo quy định tại Điều 31 BLHS năm 2015, "hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm". 

Theo đó, mục đích của hình phạt không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn để giáo dục, răn đe đối với xã hội. Dưới góc độ xã hội, tù tại gia không những không đạt được mục đích hình phạt mà còn gây tiêu cực trong gia đình và xã hội.

Tội phạm gia tăng, số người thi hành án hình sự không hề nhỏ, Nhà nước tốn một khoản ngân sách rất lớn để duy trì các trại cải tạo, để giải quyết bài toán này chúng ta nên nghiên cứu, triển khai các chương trình, dự án dạy nghề, tạo việc làm cho phạm nhân trong các trại cải tạo, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân công là phạm nhân bằng các chính sách ưu đãi... biến trại cải tạo thành công xưởng sẽ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, giảm bớt chi phí từ ngân sách. 

Bên cạnh đó, thông qua việc lao động, phạm nhân cải tạo nhân phẩm cho mình, sớm hoàn lương, đặc biệt là có tay nghề sau khi mãn hạn tù, hạn chế tình trạng tái phạm. 

Thời gian qua, nhiều trại cải tạo đã tổ chức cho phạm nhân sản xuất khá tốt, đem lại thu nhập, tạo điều kiện nâng cao đời sống cán bộ, chiến sỹ cũng như góp phần xây dựng cơ sở vật chất khang trang, an toàn... Tuy nhiên, việc tăng gia sản xuất của các trại cải tạo chủ yếu là tự phát, theo kiểu mạnh ai nấy làm, chưa có chiến lược dài hơi, quy mô lớn nên hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể phát sinh tiêu cực và sự mất an toàn...

Từ những phân tích nêu trên, không nên triển khai hình thức "tù tại gia” mà nên triển khai thật tốt việc đào tạo nghề và tổ chức sản xuất cho các phạm nhân trong các trại cải tạo.

Tấn Đạt 

Các tin khác
Các em học sinh quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự Cuộc thi Khoa học quốc tế - ISC lần thứ nhất 2018 đã đạt nhiều thành tích cao.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo đoàn học sinh Việt Nam đã giành 4 Huy chương Vàng tại Cuộc thi Khoa học quốc tế ISC lần thứ nhất năm 2018.

Thức ăn đường phố, hàng quán nhỏ lẻ trên địa bàn thị trấn Yên Bình là những loại hình kinh doanh thực phẩm khó kiểm soát được chất lượng và ATTP.

YBĐT - Trên địa bàn huyện Yên Bình hiện có 1.362 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm thuộc diện quản lý của các phòng, ban, ngành cấp huyện và UBND các xã, thị trấn.

Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải phát tài liệu tuyên truyền, PBGDPL cho người dân.

YBĐT - Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn hạn chế, Mù Cang Chải là địa bàn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân.

Trẻ em thành phố Yên Bái luôn được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ để phát triển toàn diện.

YBĐT - Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Yên Bái luôn nhận được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động thiết thực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục