Yên Bái giải quyết việc làm cho 18.300 lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/11/2018 | 1:43:50 PM

YênBái - YBĐT - Sáng 29/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Đề án "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” (gọi tắt là Đề án), năm 2018, kế hoạch năm 2019. Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Năm 2018 là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện Đề án. Với sự quan tâm, chú trọng triển khai của các cấp, các ngành, các địa phương, Đề án đã đạt được kết quả bước đầu theo mục tiêu đề ra. Thông qua lồng ghép với Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm, Đề án đã huy động được tổng kinh phí trên 22,1 tỷ đồng. 

Năm 2018, toàn tỉnh có trên 470 nghìn lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 65%, phi nông nghiệp chiếm trên 35%, lao động nông nghiệp giảm 1,68% so với năm 2017; đào tạo nghề cho 16.600 người; giải quyết việc làm cho 18.300 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 54%; 40 dự án thuộc lĩnh vực công thương đầu tư trên địa bàn tỉnh dự kiến tạo việc làm cho 2.000 lao động sau khi đi vào hoạt động.

Năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp giảm 1,6% so với năm 2018, tương đương giảm gần 4.400 người; đào tạo nghề cho 16.000 người, giải quyết việc làm cho 18.000 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 57%; tăng tỷ lệ lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 ở nhóm nghề phi nông nghiệp đạt 40 – 45%.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện Đề án như: Việc xác định hiện trạng lao động và nhu cầu sử dụng lao động; vấn đề giải quyết việc làm đầu ra cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thu hút học sinh học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp; công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến tích cực và thu hút được sự tham gia chuyển đổi của người lao động… 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến đề nghị các địa phương, các sở, ban, ngành liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch của Đề án. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng năm, trong đó, phải làm rõ mục tiêu, số lượng cụ thể và lồng ghép với các kế hoạch chung như Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án 1956… 

Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi lao động; Sở Thông tin - Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền đa dạng, phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. 

Trước mắt, UBND tỉnh sẽ thành lập 1 đoàn kiểm tra xuống cơ sở do đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trường đoàn. Các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hoàn thành kế hoạch chung và kế hoạch năm 2019 gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trước ngày 25/12.

Lê Thương

Các tin khác

YBĐT - Việc đưa giáo dục tiết kiệm điện vào trường học không chỉ giúp học sinh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về hoạt động sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả mà còn gián tiếp tác động đến gia đình các em và cộng đồng xã hội, góp phần hình thành nên một thế hệ trẻ với nếp sống văn minh và ý thức đầy đủ về trách nhiệm bản thân trong từng việc nhỏ như tiết kiệm điện, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

YBĐT - Ngày 28/11, đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái làm trưởng đoàn công tác đã kiểm tra việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập năm 2018 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ quyết định thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Chương trình sữa học đường tại địa phương. (Ảnh minh họa)

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Chương trình sữa học đường tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục