Việt Nam thực hiện cam kết lao động trong CPTPP và EVFTA

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/12/2018 | 4:38:44 PM

Ngày 4/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo cam kết lao động của Việt Nam trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA).

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), phát biểu tại hội thảo.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, chuyên gia cùng doanh nghiệp, cơ quan chức năng thảo luận góp ý nội dung cam kết của Việt Nam trong hai hiệp định này. Trước mắt là phục vụ quá trình sửa đổi Bộ luật lao động của Việt Nam.

Ông Doãn Mậu Diệp cho biết hiện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang trong quá trình nghiên cứu khả năng phê chuẩn ba công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế ILO (gồm Công ước 98, 105 và 87) nhằm thể hiện cam kết lao động của Việt Nam trong các hiệp định thế hệ mới. Song song đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phổ biến cam kết lao động trong CPTPP và EVFTA; sửa đổi Bộ luật Lao động và ban hành các văn bản hướng dẫn.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, việc Việt Nam tham gia CPTPP và EVFTA là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động, nâng chất lượng lao động, tăng năng suất lao động. Các cam kết chính của Việt Nam trong CPTPP và EVFTA góp phần duy trì và tăng trưởng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lưu ý, ở điều 19.3 (Chương Lao động) quy định các bên sẽ "thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn” những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO. Cụ thể, gồm quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động. Ngoài ra, điều 19.3 cũng quy định các bên phải quy định trong luật pháp và thực hiện ở thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Đối với EVFTA, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết các bên tham gia cam kết "nỗ lực đảm bảo” rằng luật pháp và chính sách đưa ra mức bảo vệ cao đối với lĩnh vực xã hội. Các bên tái khẳng định cam kết của mình trong việc thực thi nghĩa vụ thành viên ILO đối với Tuyên bố 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động...

Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với lĩnh vực lao động, xã hội, tiến sỹ Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, khi được chính thức ký kết và đưa vào áp dụng, các hiệp định này sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn trên thế giới; tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là những ngành Việt Nam có lợi thế về nhân lực và chi phí lao động như, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ, chế biến thực phẩm, càphê... hơn nữa là tiền lương sẽ được cải thiện, nhất là trong doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận xoay quanh việc thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP; lộ trình đề xuất phê chuẩn các công ước của ILO và sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động. Những thiết chế và nhân sự Việt Nam cần chuẩn bị để thực thi cam kết về lao động trong CPTPP và EVFTA; việc thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại doanh nghiệp...

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

YBĐT - Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Hoàng Phương – Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, ngày Chủ nhật, 9/12/2018, Trung tâm sẽ tổ chương trình chức khám, tư vấn và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân hen phế quản.

Ảnh minh họa

Điều chỉnh cách xét công nhận tốt nghiệp; chặt chẽ hơn trong xếp phòng thi, đặc biệt là với thí sinh tự do; Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo chấm thi trắc nghiệm... Đó là những điều chỉnh cơ bản trong việc tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 4/12.

Ảnh minh hoạ

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, năm 2006, trung bình cứ 100 bé gái thì tương ứng có tới 110 bé trai được sinh ra và từ đó con số này cứ tăng dần, đến năm 2016 đã là 112,2 bé trai, thậm chí ở đồng bằng sông Hồng, con số này lên đến 118. Bộ Y tế đã đề xuất 5 biện pháp bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh.

Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt không khí lạnh bắt đầu từ đêm 6/12, rạng sáng 7/12 và các đợt không khí lạnh bổ sung sau đó sẽ khác với những đợt tăng cường cuối tháng 11/2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục