Triển khai đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/12/2018 | 4:46:00 PM

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp triển khai Dự án "Tăng cường hoạt động đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người tại Việt Nam” giai đoạn 2 (2019-2021).

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nêu rõ trong bối cảnh tình hình mua bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nhu cầu về dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin về di cư an toàn, phòng, chống mua bán người ngày càng tăng. 

Do vậy, việc thành lập đường dây nóng về phòng, chống mua bán người là một giải pháp hữu hiệu, phù hợp để tăng cường mạng lưới hợp tác, phối hợp về phòng, chống mua bán người tại Việt Nam.

Tiếp nối thành quả từ giai đoạn 1 của dự án, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với JICA thực hiện giai đoạn 2 nhằm thành lập hệ thống đường dây nóng quốc gia để tăng cường cơ chế chuyển tuyến các dịch vụ tại Việt Nam, tiến tới hợp tác xuyên biên giới với các quốc gia lân cận trong hoạt động phòng, chống mua bán người. 

Hiện nay, 2 nhánh trung tâm cấp vùng của đường dây nóng phòng, chống mua bán người đã được thành lập tại Đà Nẵng và An Giang. Mạng lưới phòng, chống mua bán người trên cả nước từng bước được xác lập. 

Sự kết nối thông tin và chia sẻ, chuyển tuyến dịch vụ được duy trì theo 3 vùng Miền Bắc-Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, Đông Nam Bộ-Đồng bằng sông Cửu Long. 

Việc tiếp nhận thông tin của đường dây nóng từ số điện thoại 18001567 chuyển sang số điện thoại 111 thống nhất trên cả nước.

Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của JICA, từ năm 2012, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội bắt đầu thực hiện dự án "Thành lập đường dây nóng phòng, chống mua bán người ở Việt Nam” nhằm tăng cường các chức năng hiện tại của đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em (nay là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111), mở rộng thêm chức năng phòng, chống mua bán người để đóng góp vào nỗ lực chung của Chính phủ trong công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho những nạn nhân bị mua bán. 

Từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2018, đường dây nóng đã tiếp nhận gần 13.000 cuộc gọi, trong đó có hơn 9.000 cuộc cung cấp thông tin, 3.500 cuộc tư vấn liên quan đến chính sách, tâm lý, thủ tục hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán, can thiệp cho gần 300 nạn nhân...

Cũng trên cơ sở hoạt động của đường dây nóng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã ký kết hợp tác, tạo cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin, kết nối dịch vụ về phòng, chống mua bán người.

Theo bà Ayumi Yuasa, Trưởng phòng Phòng Bình đẳng giới và giảm nghèo (Vụ Cơ sở hạ tầng và Xây dựng hòa bình, JICA), nạn nhân buôn bán người nay đã thay đổi. 

Nạn nhân cưỡng bức lao động và nam giới gia tăng, những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em vẫn chiếm chủ yếu với hơn 70%. 

Vì thế, JICA tập trung hỗ trợ trẻ em, phụ nữ, đồng thời mở rộng hỗ trợ nam giới...

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Với quyết định tuyên án của phiên sơ thẩm sáng nay 14-12, vụ kiện quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kết thúc, khi Bộ và các cơ quan liên quan cần khôi phục lại bằng tiến sĩ và các học hàm, học vị của ông Hoàng Xuân Quế.

Sáng 14-12, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) thu hồi bằng tiến sĩ của ông vào tháng 10-2013 sau một vài lần hoãn xét xử.

YBĐT - Ngày 14/12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Câu lạc bộ Các tiểu đoàn Yên Ninh tổ chức Hội thảo kỷ niệm 51 năm thành lập các tiểu đoàn Yên Ninh chi viện cho chiến trường miền Nam (1967 – 2018).

Người dân đến lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH tại điểm chi trả Bưu điện huyện Yên Bình.

YBĐT - Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua hệ thống bưu điện được triển khai từ tháng 9/2013, đến nay, việc tổ chức tại các điểm chi trả đã đi vào nề nếp, bảo đảm an toàn, chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn, được người thụ hưởng đánh giá cao bởi tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác.

Ảnh minh họa.

Từ ngày 1-1-2019, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục