Đừng để đốt tiền âm, lãng phí tiền trần!

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/1/2019 | 8:16:19 AM

YênBái - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến gần. Đây cũng là thời điểm thị trường vàng mã trở lên sôi động hơn bao giờ hết. Nhà nhà, người người đi sắm đồ mã, vàng mã để lễ chùa, dâng cúng tổ tiên, thần linh.

Đồ vàng mã ngày càng phong phú về chủng loại và giá cả.
Đồ vàng mã ngày càng phong phú về chủng loại và giá cả.

Có mặt tại chợ Ga Yên Bái - chợ bán buôn, bán lẻ lớn nhất trên địa bàn thành phố Yên Bái, ngay từ sáng sớm, các quầy vàng mã đã mở cửa và người đến mua cũng khá đông. 

Bà Nguyễn Thị Hà - người kinh doanh vàng mã lâu năm tại chợ cho biết: "Nhu cầu mua sắm vàng mã của người dân đang ngày một gia tăng. Với quan niệm "trần sao âm vậy” nên giờ thứ gì cũng được làm thành hàng mã để dâng cúng người âm. Từ điện thoại, ti vi, ô tô, xe máy, máy giặt cho đến đồ trang sức, vật dụng sinh hoạt cá nhân… với đủ loại kích cỡ, màu sắc”. 

Giá thành của các loại hàng mã năm nay không có nhiều biến động so với năm trước. Tuy nhiên, mức giá thì vô cùng, từ vài nghìn cho đến vài chục triệu đồng. Chị Đặng Thị Hằng ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái cho biết: "Năm nào, nhà tôi cũng tiêu khá nhiều tiền để sắm đồ mã. Biết việc mua vàng mã biếu người âm chỉ là tượng trưng nhưng mua ít thì trong lòng thấy áy náy nên khi nào cũng phải đầy đủ, tươm tất. Mình ăn uống, sinh hoạt như nào thì cũng mua cho các cụ như vậy”. 

Suy nghĩ của chị Hằng cũng là quan niệm chung của nhiều gia đình người Việt. Vì thế, thời điểm này, các cửa hàng, đại lý buôn bán đồ mã lúc nào cũng sôi động. Còn tại các cơ sở sản xuất vàng mã thường xuyên phải tăng ca, tranh thủ làm cả ngày lẫn đêm mới đủ hàng cung cấp cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân. 

Theo những người bán hàng mã cho biết, với mong muốn đốt càng nhiều vàng mã càng có lộc, có những gia đình sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đồng để mua vàng mã mà không hề so đo, cân nhắc. Nhất là những người làm ăn kinh doanh, buôn bán thì việc đốt vàng mã được coi như là trả lễ, quan niệm càng đốt nhiều càng được phù hộ cho việc làm ăn thuận lợi. 

Đốt vàng mã vốn là một tập tục tâm linh có từ lâu đời của người Việt, được coi như một phương tiện kết nối, thể hiện sự giao tiếp của con người với thế giới siêu nhiên. Song trước những hệ lụy của việc đốt vàng mã gây ra như: lãng phí tiền của, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ, góp phần làm gia tăng tình trạng mê tín dị đoan.... 

Các cơ quan quản lý, ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giúp người dân tự nhận thức và tự điều chỉnh việc đốt vàng mã như thế nào cho hợp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục và điều kiện kinh tế của gia đình, phù hợp với nếp sống văn minh, góp phần giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.

Hồng Oanh

Các tin khác
60 trẻ em nghèo của thôn được nhận quà từ Quỹ Tầm vóc Việt.

Đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội  đã trao 33 suất quà tết cho đồng bào Mông thôn Khau Thán.

Khu tưởng niệm mộ Nguyễn Thái Học - nơi sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 89 năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (Ảnh: Thanh Miền)

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Văn bản số 161/UBND-NC gửi Sở Giao thông vận tải; Công an tỉnh và UBND thành phố Yên Bái về việc phân luồng giao thông phục vụ Lễ kỷ niệm 89 năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái (10/3/1930 - 10/3/2019)

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp 19 ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021.

Cựu chiến binh Nguyễn Chí Long, thôn Cẩu Vè nuôi 30 đàn ong cho thu nhập trên 70 triệu đồng/năm.

Hiện nay, Hội Cựu chiến binh xã Tân Lĩnh có 70% gia đình hội viên có kinh tế khá, giàu với mức thu nhập từ 70 triệu đồng đến trên 200 triệu đồng/năm. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục