Trường TH&THCS Tô Mậu: Nhiều biện pháp duy trì sĩ số học sinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/2/2019 | 2:02:41 PM

YênBái - Giải pháp quan trọng mà trong thời gian qua Trường TH&THCS Tô Mậu áp dụng có kết quả tích cực là nhà trường chỉ đạo giáo viên luôn nhẹ nhàng động viên học sinh tạo không khí vui tươi, hòa nhã giữa giáo viên và học sinh; hạn chế việc phê bình, trách phạt, tuyệt đối không sỉ nhục, xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm học sinh.

Giờ học tiếng Anh của cô và trò Trường TH&THCS Tô Mậu.
Giờ học tiếng Anh của cô và trò Trường TH&THCS Tô Mậu.

Trường TH&THCS Tô Mậu đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, cách trung tâm huyện hơn 15km, giao thông đi lại khó khăn, nhiều thôn nằm cách điểm trường chính xa hơn 9km, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhất là các phòng học chức năng.

Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, phó mặc cho các thầy cô trong Trường chăm sóc, nuôi dưỡng… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sĩ số và chất lượng học tập. 

Thầy giáo Cù Ngọc Tiến - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước những khó khăn trên, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập Ban vận động chống học sinh bỏ học; rà soát danh sách những học sinh khó khăn về kinh tế có nguy cơ bỏ học để có biện pháp hỗ trợ, vận động; chủ động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục pháp luật, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và Gia đình… tới học sinh; thành lập Ban bán trú kèm học sinh 24/24h; tổ chức giờ tự học hàng tuần; hướng dẫn học sinh kỹ năng sống, ăn ở vệ sinh theo nội quy bán trú để học sinh coi khu bán trú như nhà ở của mình”. 

Cùng với đó, Trường TH&THCS Tô Mậu phân công giáo viên có trình độ, năng lực về chuyên môn, có tâm huyết với nghề đảm nhiệm giảng dạy các lớp đầu cấp và lớp cuối cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng học sinh qua theo dõi việc cho điểm thường xuyên của giáo viên, kịp thời có những điều chỉnh khi lớp có nhiều điểm yếu kém. 

100% giáo viên khi lên lớp phải chuẩn bị nội dung bài giảng chu đáo, giúp học sinh nắm được kiến thức và có hứng thú học tập. Trong giảng dạy, giáo viên cũng là người nắm bắt năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. 

Đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, nhà trường cử giáo viên gặp phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động học sinh ra lớp. 

Thầy giáo Dương Ngọc Tráng - giáo viên chủ nhiệm lớp 6 cho biết: "Trong dạy học, mình luôn lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập như: học nhóm, phân công bạn khá, giỏi giúp đỡ bạn yếu kém; tạo điều kiện để các em mạnh dạn thể hiện bản thân, tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện giữa thầy và trò... Ngoài các giờ lên lớp, mình còn thường xuyên đến nhà các học sinh có nguy cơ bỏ học để trao đổi với phụ huynh, tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp ngăn ngừa học sinh bỏ học, vận động học sinh ra lớp”. 

Một giải pháp quan trọng mà trong thời gian qua Trường TH&THCS Tô Mậu áp dụng có kết quả tích cực là ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học, nhà trường chỉ đạo giáo viên luôn nhẹ nhàng động viên học sinh tạo không khí vui tươi, hòa nhã giữa giáo viên và học sinh; hạn chế việc phê bình, trách phạt, tuyệt đối không sỉ nhục, xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm học sinh. Đối với những học sinh gặp khó khăn, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ về quần áo, giầy dép, chăn màn, đồ dùng, dụng cụ học tập, xe đạp…

Tuy còn gặp nhiều khó khăn của một xã vùng 135, nhưng với việc đưa ra nhiều giải pháp hợp lý trong công tác dạy và học, đặc biệt là biện pháp để huy động học sinh ra lớp nên chất lượng giáo dục của nhà trường đã có sự chuyển biến rõ nét. Kết thúc học kỳ I, tỷ lệ học sinh khá, giỏi của khối THCS đạt gần 35%; tỷ lệ học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt chương trình về học lực khối tiểu học đạt gần 90%; tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt từ 96 - 98%. 

Hà Tĩnh

Các tin khác
Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, phân tích hình ảnh để đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Trong những ngày tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã có sự chuẩn bị chủ động, chu đáo với những giải pháp đồng bộ, như: bảo đảm vật tư hóa chất, nhân lực cho khám, chữa bệnh (KCB), thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực… 

Nằm dọc dòng sông Chảy, xã Hán Đà, huyện Yên Bình giáp ranh với các huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), Đoan Hùng (Phú Thọ). Xã có hơn 600 ha mặt nước vùng hồ Thác Bà. Vậy nên, ngoài việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thì việc bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) vùng giáp ranh luôn được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng.

Bộ GD-ĐT sẽ siết chặt khâu chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Sau những sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi THPT quốc gia năm ngoái ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT dự kiến sửa quy chế thi, giao vai trò chủ trì chấm thi trắc nghiệm cho các trường ĐH thay vì các sở GD-ĐT như quy chế hiện hành.

Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 12/2, Bắc Bộ tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác; khu vực Đông Bắc Bộ sáng và đêm trời rét, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 15 độ C; Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa vài nơi, vùng Đông Nam Bộ có nơi trên 34 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục