105 quốc gia, hơn 500 phái đoàn quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/4/2019 | 4:50:01 PM

Chiều 18-4, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019 sẽ diễn ra từ 12 đến 15-5-2019 tại Tam Chúc- Hà Nam.

Ban tổ chức thông tin về công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019.
Ban tổ chức thông tin về công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019.

Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc là một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên Hợp quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại. Ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp quốc đã chính thức có nghị quyết tổ chức Đại lễ Vesak hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp (kỷ niệm Đức Phật Đản sinh, Đức Phật Thành đạo và Đức Phật Niết bàn).

Đại lễ Vesak đã được tổ chức long trọng hàng năm ở trụ sở chính của Liên Hợp quốc tại New York, cũng như các văn phòng Liên Hợp quốc tại các khu vực. Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chính phủ Hoàng gia và Hội đồng Tăng vương Thái Lan, Chính phủ và Tăng Già Phật giáo Srilanka cũng như cộng đồng Phật tử, các giáo hội, hệ phái Phật giáo của các nước trên thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm sự kiện trọng đại này hàng năm, ở cấp quốc gia và quốc tế.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện- Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc Vesak 2019 sẽ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc (ICDV), với sự giúp đỡ bảo trợ của Chính phủ Việt Nam.

Sau 2 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak vào năm 2008 tại Hà Nội và 2014 tại Ninh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người và đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Đây là lần thứ 3, Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam. Đại lễ sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 15-5-2019 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam với chủ đề: "Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Theo văn bản thông báo của Văn phòng Chính phủ, tính đến nay, đã có 105 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 500 phái đoàn quốc tế và 1500 đại biểu quốc tế gồm: Tăng vương, Tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu, nhân sỹ trí thức học giả Phật giáo đã đăng ký tham dự Đại lễ Vesak 2019.

Các nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó tổng Thư ký Liên Hợp quốc, các quan chức bộ trưởng của nhiều nước sẽ tham dự Đại lễ. Ngài Phó Tổng thống Ấn Độ H.E. Mr. M.Venkaiah Naidu sẽ là diễn giả chính của Đại lễ.

Dự kiến số lượng đại biểu trong nước sẽ lên tới gần 20 nghìn người gồm đại diện các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài, Phật tử Việt kiều tiêu biểu, lãnh đạo tôn giáo bạn, đồng bào Phật tử, nhân dân cả nước. Cũng tại Đại lễ, sẽ có 398 bài tham luận bằng tiếng Anh của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt của các học giả trong nước xoay quanh các chủ đề như: Sự lãnh đạo có trách  nhiệm vì xã hội bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục; Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0; Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, Đại lễ Vesak 2019 còn có các nội dung văn hóa tâm linh diễn ra tại khu vực chùa Tam Chúc như: Lễ tắm Phật; Đàn lễ cầu nguyện âm siêu dương thái, quốc thái dân an, đất nước hội nhập phát triển theo nghi lễ ba miền Bắc, Trung, Nam; Đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; Các triển lãm ảnh chùa di sản thế giới và Việt Nam, triển lãm cổ vật Phật giáo tại điện Tam thế và tòa hội thảo quốc tế; Đêm giao lưu nghệ thuật Phật giáo quốc tế (dự kiến phát sóng trực tiếp trên VTV vào 20g10 ngày 12-5-2019).

Trong các ngày diễn ra Đại lễ, Ban tổ chức sẽ tài trợ miễn phí 3 tour cho các đại biểu quốc tế gồm tour: Tràng An- Bái Đính, Yên Tử, Fanxipan Sapa.

Được biết, Bộ Công an, Công an các tỉnh Hà Nam, Hà Nội và Ninh Bình đã có các kế hoạch, phương án về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ. Về công tác hậu cần, Ban tổ chức đã phân khu riêng biệt rộng hơn 4.000m2 dành riêng cho đầu bếp và chế biến các món chay.

Một khu nhà ăn rộng 3.200m2 dành cho tiệc buffe phục vụ các đại biểu chính thức trong suốt 3 ngày diễn ra Đại lễ. Các Phật tử và nhân dân tham dự Đại lễ sẽ được Ban tổ chức phát cơm hộp tại khu vực chùa Tam Chúc. Bộ Y tế sẽ giúp đỡ Ban tổ chức trong công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn thực phẩm cho Đại lễ.
(Theo phapluatxahoi.vn)

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn lao động xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã ký Công văn hỏa tốc số 1308/UBND-VX yêu cầu các ngành liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và xử lý vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4 vừa qua.

Ngày hội văn háa, thể thao

Đón dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của 9/9 huyện, thị, thành phố cảu tỉnh Yên Bái với các quy mô lớn nhỏ khác nhau đã sẵn sàng chờ ngày khai hội; một số hoạt động đặc sắc đã khai màn.

Chiến sĩ trẻ trong giờ học Điều lệnh Công an nhân dân.

Cách đây hơn một tháng, những bạn trẻ còn bịn rịn, lưu luyến phút chia tay mà hôm nay đã chững chạc, rắn rỏi hơn hẳn trong bộ quân phục; vẻ trang nghiêm trong tiết học điều lệnh, tập trung cao độ trong buổi học quân sự, nghiệp vụ… Chuyện những những người lính trẻ tại Tiểu đoàn Huấn luyện, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên khen thưởng và tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nậm Có.

Huyện tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới… bằng nhiều hình thức đa dạng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục