Thực hiện Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy: Vượt khó hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/5/2019 | 8:08:45 AM

YênBái - Thực hiện Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019, Kế hoạch số 101/KH - UBND ngày 11/4/2019 của UBND tỉnh đề ra mục tiêu năm 2019 tuyển mới đào tạo 31.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2019 đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ có công nhận đào tạo đạt 29,4%...


Để đạt kết quả trên, phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Trước tiên đó là công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp chưa tốt. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ít, chủ yếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhu cầu tuyển dụng, mức lương trả cho người lao động thấp và tâm lý người học và gia đình vẫn còn coi trọng bằng cấp dẫn đến khi không có lựa chọn mới học nghề. 

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc tuyển sinh ngoài công lập gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hạn chế dẫn đến các cơ sở vẫn tập trung tuyển sinh, đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo thường xuyên (năm 2018 chiếm 76%), trong khi đào tạo theo các đơn vị đặt hàng, theo địa chỉ chưa nhiều. 

Hầu hết các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên mới tập trung triển khai dạy nghề theo chỉ tiêu đào tạo có ngân sách, chưa năng động, tích cực trong việc tổ chức các lớp dạy nghề có thu học phí từ người học. 

Theo lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên, năm nay, huyện được giao đào tạo 4.420 lao động, trong khi đó, trên địa bàn huyện có 4 trường THPT với tổng số 1.660 học sinh, nếu các em đi học nghề hết cũng chỉ đạt gần 40%. 

Để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề năm nay, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có văn bản mời các cơ sở đặt hàng đào tạo nghề. Tuy nhiên, các nghề phi nông nghiệp thị trường và người lao động có nhu cầu hiện nay như: điện dân dụng, xây dựng… thì các cơ sở đào tạo không đáp ứng được mà chủ yếu đào tạo nghề nông nghiệp. 

Trước những khó khăn trên, để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề, quan trọng nhất là phân luồng học sinh sau THCS, THPT. 

Ông Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo cho biết: ngành đã chỉ đạo các phòng giáo dục phối hợp với các trường đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh về hướng nghiệp đào tạo nghề; tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, đồng thời, ký biên bản ghi nhớ với 9 huyện, thị, thành phố về nội dung này. Năm nay, Sở đã cởi mở hơn trong việc tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề, do đó, 13 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tư vấn nghề nghiệp cho các trường trên địa bàn. Sở cũng cho phép các trường THPT cho học sinh tham quan doanh nghiệp, giúp học sinh có cơ hội định hướng nghề nghiệp”. 

Cùng phân luồng học sinh, ông Lê Văn Lương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: "Ngành đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, phải làm tốt công tác tuyển sinh, nhất là tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp; làm tốt đào tạo nghề đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo chính sách hỗ trợ của tỉnh…”. 

Về phía cơ sở đào tạo, ông Lê Duy Thái - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái cho rằng phải làm tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng, nhất là học sinh THPT và gắn đào tạo với giải quyết việc làm. Trường Cao đẳng Nghề đã ký kết với 20 doanh nghiệp, sau 1/3 thời gian học tập tại trường, học sinh sẽ có 2/3 đào tạo tại doanh nghiệp, doanh nghiệp được tham gia quá trình đào tạo và đánh giá, sau khi đào tạo xong có thể tuyển dụng luôn lao động nếu có nhu cầu. Nhà trường cam kết với học sinh học xong giới thiệu việc làm”. 

Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, tin tưởng mục tiêu lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm năm 2019 sẽ hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Mục tiêu năm 2019, toàn tỉnh đào tạo 2.100 người trình độ cao đẳng, 2.900 trình độ trung cấp, 7.000 sơ cấp, 18.000 người dưới 3 tháng, lĩnh vực giáo dục đào tạo 1.000 người. Trong đó, thành phố Yên Bái 4.830 người, Trấn Yên 3.720 người, Lục Yên 4.420 người, Yên Bình 4.250 người, Văn Yên 4.350 người, Văn Chấn 5.180 người, thị xã Nghĩa Lộ 1.110 người, huyện Trạm Tấu 1.190 người, huyện Mù Cang Chải 1.390 người. 

Nguyễn Đình

Tags Chương trình hành động Tỉnh ủy Yên Bái giải quyết việc làm đào tạo nghề

Các tin khác
Trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019, thí sinh sẽ biết điểm thi chậm hơn ba ngày so với 2018.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ số thống kê kết quả thi của các hội đồng thi nhằm phát hiện và chủ động có phương án xử lý sai sót hay gian lận thi (nếu có).

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La Trần Xuân Yến bị khai trừ khỏi Đảng do liên quan đến vụ gian lận thi cử gây chấn động dư luận cả nước.

Liên quan vụ việc này, các cơ quan chức năng đang làm việc với ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La.

Tuyên truyền pháp luật cho học sinh ở Lai Châu

Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (Ban Chỉ đạo) vừa ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cán bộ, nhân dân.

Quang cảnh hội nghị.

Ngày 28/5, UBND xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ trên địa bàn xã. Đây là đơn vị được Ban chỉ đạo 24 huyện Lục Yên chọn làm điểm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai, thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục