Chung tay vì môi trường không khói thuốc lá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/5/2019 | 8:53:06 AM

Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) năm nay với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”, một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về những tác hại khủng khiếp mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người. Thế nhưng, dù đã có rất nhiều cảnh báo, thậm chí cả quy định, tình trạng hút thuốc lá ở nơi công cộng, chỗ bị cấm vẫn diễn ra phổ biến. Vì vậy, bài toán phòng, chống tác hại của thuốc lá chỉ được giải quyết khi có sự chung tay của cộng đồng xã hội.

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31-5-2019) với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”do Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế tổ chức.
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31-5-2019) với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”do Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế tổ chức.

Khói thuốc - chất độc

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hằng năm trên thế giới có hút thuốc lá. Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm đến 96,8%.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, đối tượng mắc ung thư phổi chủ yếu ở lứa tuổi trên 50, nhưng tại bệnh viện đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời còn rất trẻ. Đơn cử như trường hợp một trẻ 15 tuổi đã tử vong do ung thư phổi sau 2 năm điều trị. Cháu bé mắc ung thư phổi có bố hút thuốc lá trung bình mỗi ngày hút một bao khiến cháu bị ảnh hưởng (gọi là hút thuốc lá thụ động). 

"Gần như tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ tuy không hút trực tiếp, nhưng thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc từ những người thân trong gia đình hoặc môi trường xung quanh”, PGS.TS Lê Văn Quảng thông tin.

Bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Bệnh viện Phổi trung ương chia sẻ, nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với những người không hút. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa chất độc cao gấp 21 lần so với khói từ người hút thở ra...

Theo WHO, không có mức an toàn nào của phơi nhiễm khói thuốc thụ động và khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong khói thuốc, có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy. Đáng chú ý, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó, ngay cả khi ở rất xa thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc. 

Dẫn một nghiên cứu gần đây, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho hay, Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc, nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.

Bỏ thuốc lá ngay ngày hôm nay

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ năm 2013) đã quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, gồm có cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc, bến xe… Tại Điều 22 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14-11-2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi như hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá ở những địa điểm được phép hút… 

Thế nhưng, đến nay, sau 6 năm, cả nước mới có khoảng 40 trường hợp hút thuốc lá nơi công cộng bị xử lý, cho thấy quy định chưa được thực thi hiệu quả. Nguyên nhân là do thẩm quyền xử lý vi phạm thuộc cơ quan thanh tra y tế, nhưng lực lượng này quá mỏng, trong khi tình trạng vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng lại phổ biến.
 
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá của thành phố, việc mua - bán thuốc lá quá dễ dàng cũng khiến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá gặp nhiều khó khăn. Do đó, để thực thi có hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cần sự chung tay của cả cộng đồng xã hội. Trước hết, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá của thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với tình trạng hút thuốc nơi công cộng, nơi làm việc.

"Mặt khác, thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, khách sạn, nhà hàng… Bên cạnh đó là việc tuân thủ ban hành nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá trong kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị…", ông Nguyễn Khắc Hiền cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền cũng đề nghị, các cơ quan chức năng tại địa phương rà soát, xem xét không cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc như: Khách sạn, nhà hàng… Xây dựng làng văn hóa - sức khỏe với việc hình thành cộng đồng dân cư không có người hút thuốc lá; xây dựng mô hình "Điểm du lịch không khói thuốc”... 

Hà Nội cũng sẽ tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên, tuyên truyền viên tại cơ sở. Đặc biệt, cơ quan chức năng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt các vi phạm về kinh doanh thuốc lá; giám sát việc thi hành quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng...

Trong khi đó, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đưa ra khuyến nghị, nếu bạn yêu bản thân, yêu gia đình và cộng đồng xung quanh, hãy ngừng hút thuốc lá ngay từ hôm nay. Tại lễ mít tinh Ngày thế giới không thuốc lá 31-5, Bộ Y tế kêu gọi bỏ thuốc lá, nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của các bệnh do hút thuốc gây ra, vì sức khỏe của bản thân mỗi người và cả cộng đồng.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Bảo hiểm xã hội tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, đối thoại tư vấn trực tiếp với người dân.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái, đến hết tháng 4/2019, toàn tỉnh đã có 4.863 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 1.611 người so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh việc phát triển BHXH tự nguyện vô cùng khó khăn trên toàn quốc.

Thông qua việc xây dựng các điển hình "Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, LLVT thị xã đã thực hiện rất thành công các mô hình tham gia phát triển kinh tế ở cơ sở, tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế, xóa đói giảm nghèo như: chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn bản địa; mô hình gà thả vườn tại các xã, phường…

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã tuyên truyền cho cán bộ, viên chức, người lao động không hút thuốc lá hoặc hút thuốc đúng nơi quy định; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị. Tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh đều thực hiện cam kết xây dựng trường học không khói thuốc

Hội viên phụ nữ trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm lồng gắn với thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục