Từ ngày 1.1.2020, triển khai thẻ BHYT điện tử

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/6/2019 | 3:05:04 PM

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, việc chuyển đổi sang thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan như người tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH.

Có thẻ BHYT điện tử, khi đi khám, người bệnh không phải mang theo nhiều giấy tờ.
Có thẻ BHYT điện tử, khi đi khám, người bệnh không phải mang theo nhiều giấy tờ.

Người bệnh khi đi khám không phải mang nhiều giấy tờ

Ngày 6.2.2017, Chính phủ có Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP giao BHXH Việt Nam "Nghiên cứu thực hiện cấp thẻ BHYT điện tử, tiến tới tích hợp các thông tin BHXH, BH thất nghiệp vào một thẻ điện tử chung”. Việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thẻ BHYT điện tử là một trong những nội dung của hiện đại hoá hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia BHYT, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo lộ trình đã được đặt ra, từ ngày 1.1.2020, cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc cấp thẻ BHYT điện tử cho người tham gia.

Ông Võ Khánh Bình - Trưởng ban Sổ - Thẻ BHXH Việt Nam - cho biết, khi chuyển đổi sang thẻ BHYT điện tử trong tương lai sẽ mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan như người tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và cơ quan BHXH.

Đối với người tham gia BHYT, những người đã có thẻ giấy sẽ được cơ quan BHXH chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử và không yêu cầu phải lập bổ sung hồ sơ. Quan trọng nhất là người tham gia khi đi khám chữa bệnh (KCB) không cần mang giấy tờ tùy thân mà có thể thực hiện xác thực nhân thân bằng thông tin sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt,... giúp thuận tiện và giảm phiền hà. Toàn bộ lịch sử bệnh tật của người tham gia cũng được lưu trữ trên thẻ cũng thuận lợi hơn cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh tật.

Đối với cơ sở KCB, việc chuyển đổi sang sử dụng thẻ điện tử để xác thực người sử dụng thẻ tại khâu tiếp đón bệnh nhân, tiết kiệm được chi phí và giảm thời gian kiểm tra thủ tục, đảm bảo nhanh gọn, chính xác do thông tin lưu giữ trong thẻ điện tử (trong chíp) được dùng để nhận dạng, xác thực nhân thân bệnh nhân, thay vì phải kiểm tra giấy tờ tùy thân có ảnh. Thẻ điện tử cũng giúp cơ sở y tế kiểm tra thông tin các lần KCB BHYT gần nhất để tránh việc sử dụng các dịch vụ cận lâm sàng với tần suất có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hay việc cấp các loại thuốc điều trị phù hợp, tránh tình trạng kháng thuốc do sử dụng không hợp lý.

Đối với cơ quan BHXH, việc cấp thẻ BHYT điện tử giúp giải quyết tình trạng trục lợi lạm dụng quỹ BHYT do người đi KCB phải thực hiện việc xác thực nhân thân của chủ thẻ thông qua thông tin sinh trắc học sẽ ngăn chặn tình trạng mượn thẻ BHYT. Đồng thời, rút ngắn thời gian làm thủ tục, giảm thời gian thực hiện công tác giám định và thanh quyết toán chi phí KCB BHYT theo phương thức thủ công. Bên cạnh đó, thông tin về BHXH, BH thất nghiệp dự kiến sẽ được tích hợp vào thẻ BHYT điện tử để tiến tới dùng chung thay thế cho sổ BHXH giấy hiện hành.

Ngoài ra, việc cấp thẻ BHYT điện tử cũng góp phần cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục như in gia hạn sử dụng thẻ BHYT hàng năm; đổi thẻ do sai, lệch thông tin, thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, điều chỉnh quyền lợi, đối tượng; thu hồi thẻ còn giá trị sử dụng đối với người lao động báo giảm.

Ngăn chặn trục lợi BHYT

Hiện tại, BHXH Việt Nam đã có cơ sở dữ liệu tập trung về đối tượng tham gia và hoạt động nghiệp vụ của ngành trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT như: Cấp số định danh cá nhân (mã số BHXH) cho người tham gia. Mặt khác, người tham gia và các cơ sở KCB cũng đã quen với việc tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên Cổng dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT. Như vậy, việc triển khai thẻ BHYT điện tử trong thời gian tới là rất thuận lợi.

Tuy nhiên, để việc triển khai thẻ BHYT điện tử được thực hiện từ ngày 1.1.2020, việc sớm ban hành các quy định về việc thực hiện thẻ BHYT điện tử ngay trong năm 2019 này là rất cần thiết. Đặc biệt, đảm bảo chủ trương nhất quán: Thẻ BHYT điện tử được sử dụng để kết nối, khai thác dữ liệu của ngành lao động, y tế và công an. Tránh đầu tư cấp thẻ điện tử nhiều nơi gây lãng phí ngân sách.

Theo ông Võ Khánh Bình, khi chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử sẽ có tác động hiệu quả tích cực như giảm chi phí đổi thẻ BHYT do sai, lệch thông tin, thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, điều chỉnh quyền lợi, đối tượng; giảm chi phí giao dịch khi thực hiện thẻ đa chức năng với việc tích hợp các tiện ích ứng dụng trên thẻ như: Nộp tiền BHYT qua thẻ ATM, Internet banking, tra cứu thông tin đóng - hưởng BHYT. Việc quan trọng hơn đó là ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng, trục lợi BHYT như: Mượn thẻ BHYT, gian lận BHYT... thông qua chức năng quản lý lịch sử, lịch trình khám bệnh, chữa bệnh và kiểm tra thông tin các lần khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong ngày và những lần khám bệnh, chữa bệnh gần nhất liên tiếp trong ngày, trong tháng của người bệnh có thẻ BHYT.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VI (mở rộng) nhằm đánh giá hoạt động công tác công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Ông Giàng A Súa - Trưởng bản Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên chia sẻ về những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Trường TH&THCS Kiên Thành.

Thời gian qua, tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn huyện Trấn Yên diễn ra ngày càng phức tạp, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Theo số liệu thống kê năm 2017 có 1.237 trẻ sinh ra thì có 109 trẻ là con thứ 3 trở lên; 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) tại xã Hồng Ca; 18 trường hợp tảo hôn (trong đó Hồng Ca 13 trường hợp, Kiên Thành 3, Việt Hồng 2).

Cán bộ xã Quy Mông quản lý, vận hành đài truyền thanh cấp xã công nghệ mới.

Đầu năm 2019, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone đã bàn giao và đưa vào sử dụng thử nghiệm mô hình đài truyền thanh công nghệ mới của Mobifone tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Sau gần 6 tháng sử dụng, mô hình đã dần thể hiện được những ưu điểm, tính năng thông minh cũng như những hạn chế cần khắc phục.

Không phải huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhưng Trấn Yên cũng là địa phương có địa bàn rộng, nhiều xã vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Toàn huyện có 22 xã và thị trấn với dân số trên 87.000 người, gồm 16 dân tộc anh em chung sống, trong đó có 15 DTTS với trên 32.000 người, chiếm 37,39% dân số toàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục