Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chủ động mọi phương án ứng phó với bão số 2

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/7/2019 | 11:01:48 AM

Tối 2/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2 (tên quốc tế MUN), dự báo khoảng 4 giờ ngày 4/7 bão sẽ đổ bộ vào đất liền, nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Quảng Ninh - Ninh Bình (trọng tâm là Hải Phòng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại buổi họp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại buổi họp.

Trước diễn biến của bão số 2, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố không chủ quan mà chủ động mọi phương án ứng phó với bão. Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại cuộc họp ứng phó với bão số 2, diễn ra sáng 3/7 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh bị ảnh hưởng của bão tăng cường hướng dẫn tàu thuyền di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm, duy trì liên lạc, sẵn sàng xử lý sự cố; kiên quyết kêu gọi tàu ven bờ, tàu du lịch đặc biệt là tàu vãng lai vào bờ; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến và sơ tán người ở các lồng bè, chòi canh ven biển.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, đối với 1.640 khách du lịch đang ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) trong đó có 4 người nước ngoài, cần đảm bảo các phương án an toàn, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, ứng phó.      

Nhấn mạnh đến việc đảm bảo an toàn hệ thống đê trong phòng chống bão lũ, trọng tâm là các tuyến đê xuống cấp và đang sửa chữa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh, thành phố cần kiểm tra, kiếm soát tốt đối với các công trình này, đặc biệt lưu ý đến quai đê tại tỉnh Thái Bình. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện cũng phải được kiểm tra, rà soát; việc vận hành hệ thống cống, hệ thống trạm bơm tiêu úng cần linh hoạt nhằm chủ động ứng phó.     

Đối với khu vực đất liền, miền núi cần thông tin kịp thời diễn biến của bão đến người dân, rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; tổ chức tuần tra, canh gác tại các ngầm tràn, đường bị ngập; sẵn sàng phương án ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ".

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia bám sát diễn biến của bão, đưa ra các bản tin cảnh báo sát thực tế để các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin, tuyên truyền về bão thiết thực, hiệu quả.  

Đại tá Trần Văn Đình, Trưởng phòng Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết: Tính đến 6 giờ ngày 3/7 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 56.557 tàu cá/229.311 người; 484 tàu du lịch, 146 tàu vận tải/2.394 người; 5 tàu nước ngoài/82 người; 8.838 lồng bè, lều, chòi canh/10.750 người (trong đó, hoạt động từ Quảng Ninh đến Quảng Trị 4.186 tàu/14.908 người; neo đậu tại bến 45.938 tàu/168.418 người; hoạt động khu vực khác 6.433 tàu/45.985 người); 8.838 lồng bè, lều, chòi canh/10.750 người.

Theo Vụ Quản lý đê điều, thực tế từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh tồn tại 43 vị trí đê điều xung yếu, cần quan tâm; trong đó có 27 đoạn đê (dài 43,83 km) và 16 cống dưới đê xung yếu. Các công trình đang thi công dở dang gồm 2 cống và 4 đoạn đê nâng cấp và cứng hóa mặt đê.

Tại các địa phương bị ảnh hưởng, tỉnh Quảng Ninh dự kiến 19 giờ ngày 3/7 hoàn thành di dời dân khu vực lồng bè vào nơi an toàn; triển khai phương án chống ngập úng đô thị. Thành phố Hải Phòng dự kiến trưa 3/7 sẽ đưa tàu thuyền vào bờ, lồng bè đã được chằng chống đưa vào khu neo đậu; triển khai phương án chống ngập úng đô thị. Tỉnh Thái Bình đã cấm biển trước 8 giờ ngày 3/7, đã triển khai phương án chống ngập úng đô thị... Tỉnh Nam Định di dời dân khỏi khu vực lồng bè vào 17 giờ ngày 3/7. Các địa phương khác đã triển khai phương án chống ngập úng đô thị, dự kiến cấm biển vào trưa 3/7.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Chủ tịch Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc, Sư cô Thích nữ Giới Tánh (giữa) nhận Giải thưởng Hòa bình Phật giáo thế giới ngày 1/7.

Sư cô Thích Nữ Giới Tánh, đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc đã vinh dự được nhận Giải thưởng Hòa bình Phật giáo Thế giới vào ngày 1/7.

Áp lực công việc, thử thách của điều kiện thi công là những khó khăn mà người thợ điện phải đối mặt, song những người thợ áo vàng của ngành điện Yên Bái vẫn luôn cần mẫn, bất kể mưa nắng, sớm khuya để đảm bảo nguồn sáng tỏa đi thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng từ thành thị đến những thôn quê, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Yên Bái.

Hình ảnh đường đi của bão.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông ngày 3/7 còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, biển động mạnh.

Cán bộ lao động - thương binh và xã hội phường Yên Thịnh thăm gia đình bà Hoàng Thị Hiến, cư trú tại tổ 5, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái là hộ mới được hỗ trợ làm nhà mới.

Những năm qua, công tác "Đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc gia đình người có công (NCC) đã trở thành việc làm thường xuyên của thành phố Yên Bái. Nhiều chủ trương, chính sách dành cho NCC với cách mạng đã được thành phố thực hiện kịp thời, hiệu quả, nhất là quan tâm chăm lo về nhà ở cho các gia đình chính sách, người có công giúp họ ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục