Hiệu quả từ các chính sách dân tộc ở Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/7/2019 | 2:10:39 PM

YênBái - Thời gian qua, thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) đã giúp thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó, hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Vài năm về trước, có tới 90% số hộ đồng bào Mông ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca phải nhận gạo cứu đói, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, tình trạng sinh con thứ 3 luôn ở mức cao nhất huyện thì đến nay nhờ triển khai hiệu quả các dự án, chương trình hỗ trợ vùng đồng bào DTTS như Chương trình 134, 135, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất…

Khe Ron đã hình thành được vùng trồng quế, tre Bát độ tập trung gần 300 ha; đường trục thôn, đường ngõ xóm được bê tông hóa đạt gần 100%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm theo từng năm và trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; các hủ tục trong việc cưới, việc tang được loại bỏ… góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 25 triệu đồng/năm; thôn đạt 10/15 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM). 

Anh Vàng A Sò, thôn Khe Ron cho hay: "Trước đây, thôn chúng tôi nghèo lắm! Đường sá đi lại xa xôi, gập ghềnh đường đất, dốc đá và trồng trọt, chăn nuôi thì manh mún nhỏ lẻ. Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước, bây giờ đường giao thông đi lại thuận tiện, cây trồng phát triển thành vùng kinh tế tập trung nên đời sống đã khá hơn nhiều”.

Với tỷ lệ trên 95% dân số là người DTTS, những năm qua, tranh thủ nguồn đầu tư của Nhà nước theo các chính sách, dự án hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và nguồn nội lực trong nhân dân, xã Kiên Thành đã tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở theo hướng chuẩn NTM. Cùng đó, từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, Kiên Thành đã hình thành được 2 vùng sản xuất tập trung theo chuỗi liên kết mang lại giá trị kinh tế cao, đó là vùng tre Bát độ hơn 1.000 ha, vùng quế trên 3.400 ha. 

Từ 2 loại cây trồng này đã cho thu trên 70 tỷ đồng/năm, góp phần để Kiên Thành phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm. Đây là điều kiện quan trọng để xã hoàn thành chương trình xây dựng xã đạt chuẩn NTM cuối năm 2019. 

Toàn huyện Trấn Yên hiện có trên 90.000 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 37,4%, với các dân tộc như: Tày, Dao, Mông, Mường, Cao Lan… phân bố ở hầu hết khắp các xã và tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao, vùng xa của huyện. Những năm qua, thực hiện các chính sách với vùng đồng bào DTTS được Đảng bộ, chính quyền từ huyện đến cơ sở coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. 

Trong phát triển kinh tế, huyện đã vận động đồng bào dân tộc tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi liên kết mang lại giá trị kinh tế cao. Từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho bà con, đến nay, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến như vùng trồng dâu nuôi tằm, vùng quế, cây ăn quả, chè, tre măng Bát độ… góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 9,3%.

Các chính sách về văn hóa, giáo dục đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% xã, thị trấn duy trì tốt phổ cập THCS; đến hết năm 2019 huyện phấn đấu có 100% số trường được công nhận trường chuẩn quốc gia; trên 85% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa; nhiều giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc được khôi phục và bảo tồn... 

Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân ngày càng được nâng cao, góp phần để 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. An ninh trong vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn được giữ vững. 

Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Trong XDNTM, huyện Trấn Yên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hiểu và thực hiện; làm chắc từng tiêu chí và xã nào thuận lợi thì làm trước. Tranh thủ nguồn đầu tư của Nhà nước và huy động nội lực trong nhân dân để xây dựng hạ tầng cơ sở… 

Nhờ đó, bộ mặt nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao có sự thay đổi rõ rệt. Hiện tại, đã có 16/21 xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại chủ yếu là vùng đông đồng bào DTTS đang phấn đấu về đích trong năm 2019 để đến năm 2020 Trấn Yên sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh”.

Thanh Tiến - Thanh Hùng (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Hiệu quả chính sách dân tộc Trấn Yên Yên Bái dân tộc

Các tin khác

Bước vào hè 2019, Huyện đoàn Văn Chấn đã phối hợp với Chương trình phát triển vùng Văn Chấn mở 2 lớp dạy bơi miễn phí cho 80 trẻ từ 8 đến 13 tuổi của 3 xã: Hạnh Sơn, Thanh Lương và Phúc Sơn. Không những được học bơi các em còn được trang bị những kỹ năng cần thiết để phòng tránh đuối nước.

Đồng chí Phạm Ngọc Tuấn - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thông tin về tình hình của đất nước và của tỉnh cho đội ngũ báo cáo viên.

Sáng 9/7, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 7 và Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Ảnh minh họa

Chiều tối và đêm nay (9/7), vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Các lực lượng chức năng tham gia chữa cháy rừng ở núi Nầm, Hà Tĩnh.

Vào khoảng 22h ngày 8-7, đám cháy tiếp tục bùng phát trở lại ở núi Nầm, thuộc hai xã Sơn Châu và Sơn Thủy, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Cả khu vực núi Nầm, lửa bốc lên đỏ rực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục