Phúc An với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/12/2019 | 11:21:11 AM

YênBái - Đã thành thông lệ, cứ mỗi tháng 2 lần, vào buổi tối đầu tháng và cuối tháng, các thành viên Đội văn nghệ dân gian xã Phúc An, huyện Yên Bình lại tụ họp để cùng nhau ôn lại những bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan...

Xã Phúc An lưu giữ và phát huy nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc. (Trong ảnh: Hội thi gói bánh tại lễ hội đầu xuân thu hút đông đảo người dân tham gia).
Xã Phúc An lưu giữ và phát huy nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc. (Trong ảnh: Hội thi gói bánh tại lễ hội đầu xuân thu hút đông đảo người dân tham gia).

Đội văn nghệ dân gian xã Phúc An đã trở thành hạt nhân tích cực trong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Chị Lục Thị Hoa - thành viên trong đội văn nghệ chia sẻ: "Tham gia đội văn nghệ, chúng tôi không chỉ được giao lưu, học hỏi mà còn truyền dạy cho con cháu góp phần lưu giữ được bản sắc văn hóa của đồng bào mình”. 


Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình, Phúc An hiện có trên 800 hộ với 3.453 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Những năm qua, xác định Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên cấp ủy, chính quyền xã Phúc An đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức giúp cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Phong trào, đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để triển khai, thực hiện tới từng hộ gia đình và từng thôn. 

Hàng năm, việc đăng ký các danh hiệu gia đình văn hóa, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi... đã được xã triển khai đến từng hộ gia đình vào dịp đầu năm và đến cuối năm tiến hành rà soát, bình xét công khai dân chủ theo đúng quy trình, hướng dẫn của cấp trên. 

Ông Nguyễn Công Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc An cho biết: Nhờ vận dụng linh hoạt lồng ghép với các nội dung trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội... các tệ nạn, hủ tục lạc hậu trong khu dân cư dần được đẩy lùi. Đến nay, 100% số thôn trên địa bàn xã đã xây dựng được quy ước, hương ước đúng pháp luật phù hợp với điều kiện và phong tục tập quán của địa phương. 

"Năm 2019 tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 80%, các thôn đều thành lập được đội văn nghệ, thể thao hoạt động có hiệu quả thu hút đông đảo người dân tham gia” - ông Hà thông tin. 

Thông qua Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần làm cho kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt hơn. Đặc biệt, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nhiều hộ dân đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế nâng cao đời sống. 

Điển hình như gia đình ông Tướng Văn Thành ở thôn Đồng Tý. Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch ngay tại thôn mình và một số thôn trong xã, ông Thành cùng một số hộ dân trong thôn bàn nhau xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch cộng đồng. 

Bước đầu, gia đình ông đã đầu tư xây dựng 2 nhà sàn bằng gỗ, có khuôn viên sạch đẹp phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của du khách, bình quân mỗi năm gia đình ông Thành đón khoảng trên 100 khách du lịch, trong đó có trên 40% là khách nước ngoài, đến từ Pháp, Đức, Thụy Điển, Úc… 

Riêng trong năm 2019, cơ sở của ông tiếp đón gần 200 khách du lịch. Từ phát triển mô hình kinh tế du lịch cộng đồng, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông Thành thu về trên 100 triệu đồng. Không chỉ có gia đình ông Thành mà ở Phúc An, nhiều gia đình đã phát triển kinh tế theo tiềm năng, thế mạnh của từng vùng như: làm rọ tôm, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng…

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã còn lồng ghép các nội dung, tiêu chí của Phong trào gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh. Nhờ đó đến nay, kết cấu hạ tầng từ xã đến các thôn ngày càng hoàn thiện, hệ thống đường giao thông nông thôn, đường làng, ngõ xóm được đầu tư nâng cấp, xanh - sạch - đẹp hơn. 

Đến nay, xã đã đạt được 12 tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2024 đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,3%. Có thể nói, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào đời sống người dân xã Phúc An và là cơ sở vững chắc, góp phần xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp. 

 Hồng Duyên

Tags Phúc An Tày Dao Cao Lan văn nghệ dân gian tình làng sịnh ca

Các tin khác

Do dịp Tết Dương nghỉ ngắn nên các bến xe đều dự đoán lượng khách không tăng nhiều so với thường ngày, số phương tiện hiện tại vẫn đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của khách.

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho gần 500 lượt người dân xã Hồng Ca (Trấn Yên)

Đây là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 của Bộ Y tế.

Tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa tết Canh Tý 2020 tại 4 điểm gồm: khu vực trung tâm Km5 và cầu Bách Lẫm của thành phố Yên Bái cùng điểm bắn tại thị xã Nghĩa Lộ và trung tâm huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục