YênBái - Theo kết quả rà soát phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh nhằm thực hiện Công văn số 342/UBDT-CSDT ngày 23/3/2020 của Ủy ban Dân tộc về việc phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, Yên Bái hiện có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (61 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 65 xã khu vực I) trong tổng số 173 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh.
|
Phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển để phù hợp trong giai đoạn mới.
|
Đối với thôn, bản, tổ dân phố, toàn tỉnh hiện có 1.364 thôn, bản, tổ dân phố; trong đó có: 1.083 thôn, bản, tổ dân phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 138 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; 5 thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 3 xã không phải vùng dân tộc thiểu số và miền núi; 276 thôn, bản, tổ dân phố không phải vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 35 xã, phường, thị trấn không thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Số thôn, bản đặc biệt khó khăn là 47 thôn thuộc 22 xã (28 thôn thuộc xã khu vực II, 19 thôn thuộc xã khu vực I).
So với kết quả rà soát giai đoạn 2016 - 2020 với thời điểm rà soát hiện tại, toàn tỉnh đã giảm 34 xã khu vực I (từ 65 xã xuống còn 31 xã), 56 xã khu vực II (từ 68 xã xuống còn 12 xã), 20 xã khu vực III (từ 81 xã xuống còn 61 xã); giảm 130 thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã khu vực II (từ 177 thôn, bản xuống còn 47 thôn, bản).
Nguyên nhân là do tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 ở các xã, thôn, bản giảm nhiều so với thời điểm rà soát năm 2016 cho giai đoạn 2016 - 2020; nhiều xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành Chương trình 135, trong đó có xã là khu vực III, II giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời, trên địa bàn tỉnh thực hiện việc sáp nhập, sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố trong năm 2018 và năm 2019, trong đó có thôn đặc biệt khó khăn sáp nhập vào thôn không đặc biệt khó khăn dẫn đến các thôn mới thành lập không đủ tiêu chí và điều kiện xét là thôn đặc biệt khó khăn.
Cùng đó, theo tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 10/3/2020 của Chính phủ thì Yên Bái có 35 xã, phường, thị trấn không thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện, UBND tỉnh đã báo cáo kết quả phân định và đề nghị Ủy ban Dân tộc tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các tiêu chí.
Theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 10/3/2020 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020, Chính phủ cơ bản thống nhất với đề nghị của Ủy ban Dân tộc nêu tại tờ trình số 263/TTr-UBDT ngày 29/2/2020 về Đề án tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, trong đó: xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các xã, thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên; phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển thành 3 khu vực và thôn đặc biệt khó khăn để thực hiện các chính sách, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Thu Hạnh
Tags
Yên Bái
rà soát
phân định các xã
dân tộc
thiểu số
miền núi
Mô hình "Công dân học tập”, "Đơn vị học tập” cấp huyện triển khai thí điểm từ tháng 5/2020 đến hết tháng 12/2021 tại huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học huyện Văn Yên.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
Công dân 80 nước được cấp thị thực điện tử theo Nghị quyết 79/NQ-CP Chính phủ vừa ban hành. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.