Mù Cang Chải thực hiện tốt chính sách vùng dân tộc

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/12/2020 | 1:56:45 PM

Là một trong hai huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh, huyện Mù Cang Chải hiện có 14 xã, thị trấn với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); trong đó, đồng bào Mông chiếm trên 91%.

Ông Vàng A Phai, bản Ma Lừ Thàng, xã Dế Xu Phình giới thiệu về chiếc máy cày bừa mới được Nhà nước hỗ trợ.
Ông Vàng A Phai, bản Ma Lừ Thàng, xã Dế Xu Phình giới thiệu về chiếc máy cày bừa mới được Nhà nước hỗ trợ.

Bởi vậy, những năm qua, huyện luôn chú trọng quan tâm thực hiện nhanh, kịp thời, hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, hộ nghèo, gia đình chính sách cũng như các chương trình đầu tư dành cho vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) như: Chương trình 135; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

Ông Vàng A Phai ở bản Ma Lừ Thàng, xã Dế Xu Phình cho biết: "Gia đình tôi là hộ nghèo, không có trâu để cày bừa, nên với 5 sào ruộng cứ đến vụ cấy là phải đi thuê trâu cày bừa khiến cấy không được tập trung, chậm thời vụ dẫn đến năng suất thấp và hàng năm đều thiếu gạo ăn. Hai năm gần đây, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ một máy cày bừa, tôi chủ động được thời vụ và riêng vụ chiêm tôi trồng lúa một nửa diện tích, nửa còn lại trồng cải dầu kết hợp với đi làm thuê nên có thêm thu nhập. Khi không còn bị thiếu đói giáp hạt, gia đình tôi đã tập trung phát triển kinh tế gia đình. Hiện, gia đình tôi đã mua được một con bò về nuôi và nuôi thêm nhiều lợn, gà để cải thiện cuộc sống và năm 2020, gia đình đã được xét vào diện hộ cận nghèo”. 

Cùng ở bản Ma Lừ Thàng, ông Vàng A Súa chia sẻ: "Là hộ nghèo, nên vợ chồng tôi cố gắng mấy năm qua cũng mới chỉ làm được ngôi nhà để ở. Gần đây, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ một con trâu nái về nuôi đang sắp đẻ, nên đây là động lực lớn để gia đình vượt qua khó khăn trong phát triển kinh tế và sớm thoát khỏi diện hộ nghèo”. Ngoài 2 hộ trên, mỗi năm xã Dế Xu Phình có tới gần trăm hộ thoát nghèo nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 

Đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, bản ĐBKK thuộc Chương trình 135, năm 2020, huyện đã triển khai tổng vốn trên 5,7 tỷ đồng cho trên 970 hộ ở 13 xã, gồm: 630 hộ nghèo, 160 hộ cận nghèo và trên 29 hộ mới thoát nghèo. Chương trình dự án hỗ trợ chăn nuôi, huyện có 177 hộ ở các xã: Chế Cu Nha, Kim Nọi, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn và Mồ Dề được hỗ trợ 177 con trâu, bò sinh sản với tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng. 

Đối với chương trình dự án hỗ trợ trồng trọt, mua máy móc, công cụ hỗ trợ sản xuất, huyện có trên 470 hộ ở 10 xã được hỗ trợ 470 chiếc máy với kinh phí trên 4 tỷ đồng; đến nay, tất cả đều đã cơ bản thực hiện hoàn thành giúp bà con có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Căn cứ vào sự cấp thiết thực tế theo đề xuất của từng địa phương. 

Năm 2020, huyện Mù Cang Chải được đầu tư nguồn lực trên 82,5 tỷ đồng xây dựng cơ bản gồm: Chương trình 30a hơn 39,4 tỷ đồng thực hiện tổng 9 công trình gồm Trường PTDTBT THCS Khao Mang, có tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng; Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hồ Bốn với kinh phí trên 4,4 tỷ đồng; Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lý Tự Trọng xã Nậm Có kinh phí 4 tỷ đồng. 

Chương trình 135 có tổng vốn đầu tư trên 16,8 tỷ đồng thực hiện 5 công trình thủy lợi như: thủy lợi Hấu Đề, xã La Pán Tẩn tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng; thủy lợi Trống Kháo Chá, xã Chế Cu Nha vốn đầu tư trên 2,7 tỷ đồng; thủy lợi Háng Pàng Nù, xã Dế Xu Phình, vốn trên 3,3 tỷ đồng... và công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Kim Nọi. 

Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện được đầu tư gần 16,3 tỷ đồng, thực hiện 6 công trình, điển hình như: thủy lợi Háng Sung, xã Mồ Dề với vốn gần 4,9 tỷ đồng; công trình xây dựng và mua sắm, lắp đặt thiết bị Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Khao Mang với tổng kinh phí trên 14,9 tỷ đồng... 

Đến nay, tất cả đều đạt tiến độ thi công trên 85%; trong đó, có 8 công trình thi công đạt 100%. Ngoài ra, trong năm 2020, huyện đã cấp phát được trên 96.000 ấn phẩm báo chí, tạp chí miễn phí cho 97 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện vừa đảm bảo chính sách cho người uy tín vừa nâng cao hiệu quả tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là cung cấp thông tin kịp thời về công tác đại hội đảng bộ các cấp; cấp, gia hạn miễn phí 49.480 thẻ bảo hiểm y tế cho người thụ hưởng theo quy định của Nhà nước, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước...

Phát huy hiệu quả các chính sách với đồng bào DTTS, người nghèo, gia đình chính sách đã giúp huyện giảm trên 950 hộ nghèo năm 2020. Đặc biệt, xã Nậm Khắt dự kiến đạt xã nông thôn mới vào cuối năm 2020; 5 xã đã đạt 9 đến 12 tiêu chí... Đây là điều kiện thuận lợi để huyện hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. 

 A Mua

Các tin khác
Các đại biểu tham dự lớp tập huấn.

Ngày 3/12, tại thành phố Yên Bái, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lớp tập huấn với chủ để “Phát luật về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế”.

Công nhân may tại Công ty TNHH DaeSeung Global xã Thịnh Hưng, Yên Bình, thi đua lao động sản xuất xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tác phong, lề lối làm việc tích cực, môi trường làm việc văn minh, lành mạnh, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ... đó là ý nghĩa và tác động thiết thực mà Phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” mang lại khi được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Các thành viên tổ tự quản vệ sinh môi trường xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái dọn dẹp đường làng, ngõ xóm.

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh, thành phố Yên Bái có 127 thôn, tổ dân phố với 370 tổ tự quản (TTQ) và 9.590 thành viên.

Cựu chiến binh xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên và người cao tuổi trong xã trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân.

Thực hiện Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy, từ đầu năm đến nay, các cấp hội cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục