Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/12/2020 | 2:52:13 PM

Dự thảo Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài vừa được Bộ Nội vụ công bố lấy ý kiến từ ngày 14/12/2020-7/2/2021.

Một cuộc hội thảo về chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài của Bộ Nội vụ.
Một cuộc hội thảo về chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài của Bộ Nội vụ.

Dự thảo nêu rõ, mục tiêu chung là tăng cường thể chế hóa chính sách của Đảng, xác lập định hướng khung chính sách pháp luật làm nền tảng cho việc ban hành các văn bản về nhận diện nhân tài, cơ chế phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định về công tác cán bộ.

Thu hút, trọng dụng nhân tài không phân biệt nhân tài là đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài, bảo đảm cơ hội bình đẳng cho nhân tài được cống hiến và đãi ngộ xứng đáng với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Về mục tiêu cụ thể, dự thảo nêu rõ: Từ năm 2021 đến năm 2025, 100% các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và triển khai thực hiện chính sách cụ thể thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược này và tình hình thực tiễn. Có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững như: chính trị và quản lý điều hành nhà nước; khoa học, công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số, cơ sở dữ liệu, tự động hóa…; giáo dục; y tế; công nghệ sinh học; văn hóa, thể thao….

Từ năm 2026 đến năm 2030, 100% các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm khung tỷ lệ tối thiểu từ 2% đến 5% trở lên nhân tài trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý; từ 10% đến 15% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.

Từ năm 2030 trở đi, phấn đấu mỗi năm tăng thêm ít nhất 1% trở lên với cơ cấu lãnh đạo, quản lý và 3% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.

Trên cơ sở các mục tiêu, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có số lượng cán bộ, công chức, viên chức nhiều thì đặt mục tiêu và tỷ lệ cao; ngược lại, những cơ quan, tổ chức, đơn vị có số lượng ít thì đặt mục tiêu phù hợp nhưng phải bảo đảm tỷ lệ chung theo quy định.

Chiến lược đưa ra 8 nhóm giải pháp thực hiện.

Cụ thể, về hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành chính sách pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài: Từ năm 2021, tổ chức rà soát và đánh giá việc ban hành và thi hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nói chung và thu hút, trọng dụng nhân tài làm cơ sở đề xuất giải pháp mang tính đột phá để hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo cơ hội bình đẳng cho nhân tài được thu hút, trọng dụng và cống hiến. Không phân biệt nhân tài là đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài trong quy hoạch, bố trí; đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, luân chuyển, điều động và biệt phái cán bộ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thu hút và trọng dụng nhân tài. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí về nhân tài, phát hiện nhân tài phù hợp với từng ngành, lĩnh vực….

Nâng cao nhận thức về nhân tài: Đổi mới nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc xây dựng và tổ chức thi hành theo tinh thần thượng tôn pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài. Từ năm 2021, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, trước hết là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải có cam kết chính trị về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ thu hút, trọng dụng nhân tài là một trong những tiêu chí đánh giá tầm nhìn, năng lực, tiêu chuẩn thi đua của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương...

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân tài gắn với tạo nguồn nhân tài: Đánh giá và rà soát nhu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị và mỗi cơ quan, tổ chức để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp đối với người có tài năng, thành tích, công trạng; bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi để người có tài năng được tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phù hợp với năng lực, sở trường công tác. Chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và cả nhiệm kỳ phải gắn với tạo nguồn nhân tài. Thực hiện rà soát và đề xuất có chỉ tiêu tỷ lệ nhân tài tham gia các khóa đào tạo trình độ quản lý, lý luận chính trị, kiến thức về hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng và cập nhật kiến thức mới phù hợp từng chức danh…

Tạo môi trường, điều kiện làm việc: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt quy định về văn hóa công vụ, về đánh giá kết quả làm việc và thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, tạo môi trường làm việc thuận lợi, phát huy sức mạnh tập thể cùng với sức sáng tạo của cá nhân có tài năng. Khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân tài, nhà khoa học làm việc trong các cơ quan, đơn vị được tham gia học tập, giao lưu với các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới để cập nhật tri thức mới, hướng phát triển mới, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước cũng như của cơ quan, tổ chức, đơn vị….

Thành lập Quỹ phát triển nhân tài quốc gia: Thành lập Quỹ phát triển nhân tài quốc gia hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát hiện, thu hút, bồi dưỡng nhân tài theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi của Chiến lược. Kinh phí bước đầu do Ngân sách nhà nước hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ bằng các nguồn vốn hợp pháp cho Quỹ.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách nhân tài: Cơ quan thanh tra nhà nước xây dựng và thực hiện nội dung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hút và trọng dụng nhân tài trong kế hoạch thanh tra định kỳ và đột xuất để phát huy, nhân rộng điển hình tốt và ngăn ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm. Cơ quan kiểm tra của Đảng tăng cường, đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài và xử lý vi phạm với đối tượng thuộc thẩm quyền kiểm tra...

Hợp tác quốc tế để thực hiện Chiến lược: Tổ chức trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế về xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài; chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thành công trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài…

Về kinh phí: Kinh phí thực hiện Chiến lược do Ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Được sử dụng nguồn kinh phí viện trợ, hỗ trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 Theo dự thảo, thời gian thực hiện từ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ năm 2021 - 2025: Tập trung hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ thể chế pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài, bảo đảm đồng bộ với quy định về công tác cán bộ của Đảng. Thành lập Quỹ phát triển nhân tài quốc gia. Bước đầu triển khai thực hiện thí điểm ở một số bộ, ngành, địa phương. Giữa năm 2025 tổ chức sơ kết giai đoạn 1.

Giai đoạn 2, từ năm 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Tập trung triển khai thi hành Chiến lược đồng bộ từ Trung ương đến cấp cơ sở. Giữa năm 2030 tổ chức tổng kết việc thực hiện Chiến lược./.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, trong đó sửa đổi, bổ sung chính sách về hưu trước tuổi.

Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình trao đổi nghiệp vụ với các kiểm sát viên.

Để tạo sự chuyển biến sâu sắc cho cán bộ, kiểm sát viên (KSV), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Yên Bình VKSND đã đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng đội ngũ KSV "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.

Chị Đỗ Thị Hồng Thủy tham gia hiến máu trong Ngày hội HMTN năm 2020 - đây cũng là lần thứ 10 chị tham gia HMTN.

Thời gian qua, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Cũng từ phong trào này với ý nghĩa nhân văn “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình đáng trân trọng.

Cán bộ Công an phường Nguyễn Thái Học trao đổi với cán bộ tổ nhân dân số 2 về việc đảm bảo an ninh trật tự cuối năm.

Trên địa bàn phường có các mô hình như: "Tổ dân phố tự quản về phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống HIV/AIDS”, câu lạc bộ "Thanh niên phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, "Tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông”, các mô hình "Camera an ninh”, "Zalo an ninh”…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục