Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch trong mùa đông xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/11/2021 | 7:39:39 AM

Với điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa nên nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất lớn nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường phòng chống các dịch bệnh mùa đông xuân.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường phòng chống các dịch bệnh mùa đông xuân.

Ngày 24-11, Bộ Y tế vừa công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022.

Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội đã có một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, thời gian tới, với điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa nên nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất lớn nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân năm 2021-2022, không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, địa phương trực thuộc thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, chú trọng triển khai phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Đặc biệt, các địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết, tiếp tục triển khai chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn nguy cơ cao, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ. Giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu điều trị người mắc bệnh hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các bệnh dịch có vaccine phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường.

UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở y tế triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh.  

Đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo sở thông tin và truyền thông tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vaccine phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Sở công thương chủ trì, phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công an, bộ đội biên phòng, hải quan và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vaccine cho người dân, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở để ứng phó thường xuyên, kịp thời.

Các địa phương cũng cần chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Người lao động làm thủ tục BHXH.

Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam từ năm 2016 - 2020, đã có trên 3,7 triệu người chọn hưởng chính sách BHXH một lần; mỗi năm trung bình gần 750.000 người rời khỏi hệ thống, chiếm trên 5% tổng số người tham gia.

Cán bộ, chiến sĩ huyện Văn Yên tích cực tham gia vệ sinh môi trường trong “Ngày thứ Bảy cùng dân”.

Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái khu vực nông thôn đã được huyện Văn Yên chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai quyết liệt, đưa vào nghị quyết, trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu, được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội...

Mô hình vườn ươm của gia đình chị Phạm Thị Dịu, thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình (ngoài cùng bên trái) đã tạo việc làm, thu nhập cho 5 lao động nữ tại địa phương.

Thực hiện Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Bình đã có các hoạt động hỗ trợ phù hợp, giúp chị em phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo. Hội phấn đấu đạt mục tiêu hỗ trợ 70 hộ hội viên thoát nghèo trong năm 2021.

Đoàn viên Công đoàn Cơ quan UBND phường Hồng Hà trực giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Phục vụ hành chính công.

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Yên Bái đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên công đoàn học tập, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về mục đích ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển kinh tế của thành phố và các cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục