Thưởng tết 2022 - những điều người lao động nên biết

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/12/2021 | 9:49:09 AM

Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải thưởng tết cho người lao động và không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13, vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.

Theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật Lao động 2012: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng tết cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không.

Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.

Cùng với đó, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13 và không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.

Pháp luật qui định cụ thể quyền lợi của người lao động đi làm vào những ngày nghỉ lễ, tết. 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012:

Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 05 ngày tết Âm lịch.

Nếu ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Một nội dung đáng chú ý khác, nếu đi làm vào đúng ngày nghỉ lễ tết người lao động được hưởng ít nhất 400% tiền lương. Theo qui định, người lao động được nghỉ làm trong suốt những ngày nghỉ tết Âm lịch. Trường hợp do đặc thù công việc hoặc thực hiện theo sự phân công, sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.

Theo đó, khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:

Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.

Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch sắp tới sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 chỉ rõ:

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Trên cơ sở này, nếu làm việc vào ban đêm trong dịp tết Âm lịch thì tổng tiền lương mà người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

(Theo cafef.vn)

Các tin khác
Người dân có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ với phương thức DVC trực tuyến.

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Đây được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử.

Hội viên phụ nữ huyện Mù Cang Chải trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mù Cang Chải đã tích cực đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ trọng tâm của Hội đề ra.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Sơn La đang đánh giá nguyên nhân tử vong của học sinh này.

Đoàn thanh niên huyện Hải Lăng phối hợp với Tổ chức phi chính phủ World Vision Việt Nam tổ chức lớp học bơi dành cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để các em có thể tự bảo vệ bản thân trong trường hợp cần thiết.

Theo chuyên gia UNICEF, việc kỷ luật trẻ em bằng phương pháp bạo lực trong hộ gia đình vẫn là một thực trạng phổ biến ở Việt Nam, với 70% trẻ em từ 1-14 tuổi bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục