Suối Bu nỗ lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 1:52:58 PM

YênBái - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều giải pháp tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống cho người dân được triển khai. Vì thế, công tác giảm nghèo tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã có những chuyển biến khả quan, nhất là ý thức sản xuất, phát triển kinh tế của người dân có nhiều chuyển biến.

Gia đình chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu chăm sóc rau màu vụ đông.
Gia đình chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu chăm sóc rau màu vụ đông.


Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở xã vùng cao này còn chiếm tỷ lệ lớn, đòi hòi sự nỗ lực hơn nữa của chính quyền địa phương trong việc triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững cho người dân.

Khác với trước đây, trên những cánh đồng ruộng 2 vụ lúa ở xã Suối Bu giờ đã xuất hiện nhiều vườn rau xanh được trồng trong vụ đông. Tại thôn Ba Cầu, từ sáng sớm đã có nhiều hộ ra làm cỏ, bón phân và hái rau mang đi bán. 

Chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu cho biết: "Tôi trồng rau vụ đông đã được 3 năm nay. Với gần 7 sào rau nếu chăm sóc tốt cũng thu về hơn 3 triệu đồng/vụ để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để chăn nuôi bò. Đến nay, gia đình đã trả hết nợ và thoát được nghèo”. 

Theo thống kê, hiện toàn xã có khoảng 6 ha rau vụ đông. Dù diện tích chưa lớn nhưng với việc người dân, nhất là đồng bào người Mông nơi đây biết trồng rau màu vụ đông để có thêm thu nhập cho thấy sự chuyển biến của họ trong nỗ lực vươn lên thoát nghèo. 

Ông Vàng Sáy Tùng - Chủ tịch UBND xã Suối Bu cho biết: "Đầu năm 2021, toàn xã có 488 hộ. Trong đó có 155 hộ nghèo. Để công tác giảm nghèo được triển khai hiệu quả, địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, phân công nhiệm vụ và giao phụ trách các thôn. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo thường xuyên làm việc với các thôn để đề ra các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các hộ trong diện phải thoát nghèo. Ngoài ra, xã đẩy liên kết với các sở, ngành, cơ quan đơn vị đỡ đầu, các công ty, doanh nghiệp để triển khai hỗ trợ tư liệu sản xuất và đẩy mạnh tìm kiếm việc làm cho người dân”. 

Được biết, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, xã Suối Bu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương tăng cường các giải pháp để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn 135. Đồng thời phối hợp với các cơ quan nông nghiệp huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhằm phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay. Từ các chương trình hỗ trợ đó, hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 

Chị Giàng Thị Sểnh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Suối Bu cho biết: "Đến nay, dư nợ từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách của Hội đạt 6,129 tỷ đồng. Riêng năm 2021 có 31 gia đình hội viên được vay vốn với tổng số 913 triệu đồng. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, Hội thường xuyên đến từng thôn tuyên truyền cho hội viên sử dụng vốn đúng mục đích. Trong đó, tập trung vào việc mua cây, con giống mới để tăng gia sản xuất. Nhờ đó, trong năm qua, đã có 20 hộ gia đình hội viên vay vốn thoát được nghèo”. 

Với những giải pháp tích cực, hiệu quả trên, trong năm 2021, xã Suối Bu có 69 hộ thoát nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 17,62%. Đây là những tín hiệu, kết quả đáng mừng đối với một xã vùng cao, đặc biệt khó khăn với tỷ lệ dân tộc Mông chiếm trên 70% dân số. Mặc dù vậy, bước sang năm 2022, nhiệm vụ giảm nghèo của xã Suối Bu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi theo tiêu chuẩn hộ nghèo mới được áp dụng, khi đó tỷ lệ hộ nghèo toàn xã sẽ được nâng lên 65,24%, tương đương với 321 hộ. 

Do đó, thời gian tới, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận với các chương trình hỗ trợ tư liệu sản xuất, vốn chính sách để có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, vươn lên thoát nghèo.

Hùng Cường

Tags giảm nghèo hệ thống chính trị sinh kế bền vững Văn Chấn vụ đông nuôi bò cây trồng vật nuôi

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái (bên phải) trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho Công ty Điện lực Yên Bái – đơn vị có thành tích xuất sắc tiêu biểu, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái năm 2023.

Cùng với ngành điện cả nước, trải qua 45 năm xây dựng và phát triển (25/4/1979- 25/4/2024), cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Yên Bái đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên quê hương Yên Bái.

Công an xã Minh Quân phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy cho người dân.

Xác định phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ) là biện pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh làm giảm các loại tội phạm, thời gian qua, lực lượng Công an xã Minh Quân, huyện Trấn Yên chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, xây dựng nhiều mô hình điểm về phòng chống tội phạm.

Cán bộ BHXH tỉnh chốt sổ quá trình tham gia BHXH của người lao động.

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái nhận được câu hỏi của các bạn Đoàn Duy Minh ở huyện Văn Yên; Trần Linh Nga ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái; Đặng Minh Quân ở thành phố Yên Bái về việc cấp lại sổ bảo hiểm, cấp mã do quá trình đóng BHXH gián đoạn, hoặc bị mất tờ rời... Sau đây là câu trả lời của BHXH xung quanh các câu hỏi trên.

Nhiều cửa hàng, quán ăn sử dụng túi giấy đựng hàng hóa để bảo vệ môi trường.

Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục