YênBái - Cuối năm nhà bao nhiêu việc phải lo, trong đó có một việc không thể đừng đó là chuyện mồ mả. Nào cất bốc, xây mới, tôn tạo, chỉnh trang; nào đá xanh Thanh Hóa, đá hoa cương nhân tạo, đã sẻ tự nhiên nguyên khối; nào thợ vườn quanh làng, quanh xã đến nghệ nhân Nam Định, Huế, Ninh Bình… Nghĩa trang mùa này giống như “đại công trường” giai đoạn nước rút.
|
Ảnh minh họa
|
Cuộc sống giờ cũng khấm khá, tôn tạo mồ mả cho ông bà, cha mẹ cho đẹp đẽ để tỏ lòng thành kính, biết ơn cũng là chuyện bình thường. Nhưng đua nhau xây cho to, cho đẹp để oai với thiên hạ thì hẳn là không nên. Trong xã hội không thiếu trường hợp lúc cha mẹ còn sống thì chẳng thèm quan tâm, nhà con cái thì giàu có, dư ăn, thừa mặc, nhưng cha mẹ lại sống túng thiếu trong những ngôi nhà tồi tàn. Vậy mà khi cha mẹ chết đi, con cái lại không tiếc tiền xây lăng mộ tốn kém cả trăm triệu, thâm chí cả tỷ đồng.
Cách đây chưa lâu, một số trang báo điện tử đăng bài, ảnh về khu lăng mộ của một gia đình với tựa đề "Khu lăng mộ lớn nhất miền Bắc”. Đọc bài viết và xem những bức hình thì khu mộ đó đúng là to lớn và tốn kém thật, nhưng cái nhất ấy với tuyệt đại đa số người dân thì nó chẳng có gì đáng tự hào.
Nhân đây, xin được lưu ý với chính quyền các cơ sở rằng, tình trạng mồ mả không đưa vào nghĩa trang theo quy hoạch mà lấn ra ruộng, ra vườn, đưa vào các khu dân cư vẫn tiếp tục diễn ra tại một số địa phương.
Như chúng ta đã biết, mồ mả đã xây cất xong rồi thì chuyện đập phá, di chuyển là rất khó, vì liên quan đến vấn đề tâm linh. Chính vì thế cần đẩy mạnh tuyên truyền, cần tăng cường công tác quản lý để chấm dứt tình trạng này.
Lẽ thường thì chết có nghĩa là hết. Theo đạo Phật thì sau khi chết cuộc sống còn tiếp diễn bằng cách tái sinh, luân hồi. Với đạo Công giáo thì sau khi chết, người ta sẽ về với Chúa… Vậy thì xây mồ mả thật to, thật đẹp, thật tốn kém để giải quyết vấn đề gì? Hãy đối sử hiếu nghĩa, chân tình, đúng đạo lý và tốt đẹp với ông bà, cha mẹ, người thân của mình khi họ còn sống; chăm sóc tận tình khi họ ốm đau; giúp đỡ trong điều kiện có thể khi họ khó khăn, hoạn nạn. Khi họ nằm xuống thì tưởng nhớ, biết ơn, giữ gìn truyền thống gia đình, dòng tộc để lại. Đừng nên bạc bẽo, thờ ơ, thiếu quan tâm khi cha mẹ, ông bà còn sống và khi chết đi thì đua nhau xây mồ, xây mả cho to, cho đẹp để… oai.
Nếu thật sự có cái gọi là thế giới bên kia, nếu linh hồn của những người đã khuất vẫn tồn tại thật sự, vẫn theo người thân trên cõi thực thì hẳn là họ sẽ chẳng vui gì khi chúng ta đua nhau xây mồ, xây mả. Họ chắc cũng sẽ rất đau lòng với những hành vi bất trung, bất hiếu, bất nghĩa… của con cháu và hẳn sẽ đau lòng hơn với những cử chỉ, hành vi giả nhân, giả nghĩa.
Tấn Đạt
Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã có 6.365 hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở được hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí 224,83 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí được hỗ trợ từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội).
Luật Đất đai năm 2013 đã phân loại và quy định cụ thể về trình tự thu hồi đất theo các mục đích và nội dung khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định, góp phần tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các công trình có sử dụng đất trên địa bàn.
Chiều 30/12, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.
Ngày 30/12/2021, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến nội dung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP tới hơn 1.000 điểm cầu trung ương và địa phương.