Mù Cang Chải nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/3/2022 | 2:00:18 PM

YênBái - Mù Cang Chải đã tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa, phong tục tập quán địa phương như du lịch văn hóa tâm linh với quần thể Di tích lịch sử đèo Khau Phạ, tham quan Di tích lịch sử bãi đá cổ tại xã Lao Chải; khôi phục, tái hiện Lễ hội Múa khèn Mông, đám cưới của người Mông phục vụ nhu cầu du lịch khám phá văn hóa của du khách.

Giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông được bảo tồn, phát huy góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông được bảo tồn, phát huy góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Hiện nay, huyện Mù Cang Chải có 39 di sản văn hóa vật thể, 142 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, 1 di sản được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 1 di tích lịch sử cấp quốc gia, 5 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào bảo tồn. 

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, huyện đã tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa, phong tục tập quán địa phương như du lịch văn hóa tâm linh với quần thể Di tích lịch sử đèo Khau Phạ, tham quan Di tích lịch sử bãi đá cổ tại xã Lao Chải; khôi phục, tái hiện Lễ hội Múa khèn Mông, đám cưới của người Mông phục vụ nhu cầu du lịch khám phá văn hóa của du khách. Đồng thời, thành lập Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. 

Huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giữ gìn, trân trọng và tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc, địa phương thông qua các lớp tập huấn về tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo tồn nghề truyền thống. 

Năm 2021, huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch mở 1 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo tồn nghề truyền thống, 1 lớp tập huấn, truyền dạy, bảo tồn nghề làm khèn truyền thống của người Mông cho 130 học viên. 

Anh Hờ A Ghé ở xã Chế Cu Nha cho biết: "Tôi thấy lớp tập huấn truyền dạy, bảo tồn nghề làm khèn truyền thống của người Mông rất ý nghĩa. Lớp tập huấn góp phần khơi dậy lòng ham mê học hỏi, biết gìn giữ và quý trọng văn hóa dân tộc của thế hệ con cháu người Mông sau này”.  

Cùng với gìn giữ các giá trị di sản văn hóa, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã góp phần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tạo bước chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn. 

Hàng năm, Ban Chỉ đạo của huyện và cấp xã thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội; rà soát các trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn, sinh con quá quy định; vận động nhân dân đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, cơ quan, đơn vị văn hóa. 

Đồng chí Trần Trung Kiên - Phó Trưởng phòng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện khẳng định: "Việc xây dựng gia đình, thôn, bản, khu dân cư văn hóa đã tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, giúp cho mỗi người dân có điều kiện phát triển kinh tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Phong trào cũng từng bước hình thành ý thức xây dựng nếp sống văn hóa văn minh cho người dân, nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống văn hoá, tâm linh được loại bỏ. Đến nay, tất cả các thôn, bản trong huyện đã xây dựng được hương ước, quy ước. Đây chính là cơ sở để xây dựng gia đình, thôn, bản văn hóa”. 

Năm 2021, toàn huyện có trên 9.700 gia đình, 83 thôn, bản, tổ dân phố, 97 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Huyện đã thành lập 98 câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc với gần 1.500 thành viên tham gia. Đặc biệt, qua tổ chức điều tra xã hội học về gia đình hạnh phúc (100 phiếu điều tra), đa số ý kiến được hỏi hài lòng với các tiêu chí đánh giá, trong đó, tỷ lệ hài lòng cao nhất là điều kiện đời sống tinh thần, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nề nếp gia đình, vị thế gia đình với dòng họ, xã hội và sức khỏe, môi trường tự nhiên... 

Lê Thương

Tags Mù Cang Chải nâng cao đời sống tinh thần

Các tin khác
Hội Luật gia tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên.

Năm 2021, Hội Luật gia tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào 85 dự thảo văn bản của các bộ, ngành, trung ương và các dự thảo nghị quyết, quyết định của địa phương; phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý ở cơ sở cho trên 51.000 lượt người.

Thiết thực hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình và thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022, ngay từ những tháng đầu năm, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện đã "triển khai thực hiện ít nhất một sáng kiến, công trình, phần việc cụ thể. Đặc biệt, hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân” đã tạo không khí sôi nổi, thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm.

Thiếu tướng Phạm Hồng Chương - Tư lệnh Quân khu 2 kiểm tra tại thực địa.

Ngày 16/3, tại thị xã Nghĩa Lộ đã diễn ra hoạt động nghiệm thu, bàn giao công trình đường cơ động, huấn luyện trường bắn khu vực Văn Chấn giữa Bộ Tham mưu Quân khu (đơn vị đầu tư) và UBND thị xã Nghĩa Lộ, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái (2 đơn vị tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình).

Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ Karaoke trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Lào Cai. (Ảnh tư liệu)

Nội dung Công văn số 982-UBND/VX do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành ngày 16/3 về việc nới lỏng một số hoạt động thích ứng linh hoạt phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục