Chiều nay, 23/3, với 100% ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.
|
Quang cảnh phiên họp.
|
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh đã có những tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động
Về số giờ làm thêm trong 1 năm, Dự thảo Nghị quyết nêu rõ trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Việc thực hiện quy định về số giờ làm thêm tại Nghị quyết này phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác có liên quan của Bộ luật Lao động. Khi tổ chức làm thêm giờ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 107 của Bộ luật Lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ; trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
(Theo Kinh tế đô thị)
Căn cứ chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm Trung ương giao các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 06 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố.
Công ty Điện lực Yên Bái đã triển khai tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 với nhiều hoạt động theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường tại những điểm giao dịch khách hàng, trụ sở Công ty và các đơn vị điện lực trực thuộc.
Năm 2021, Liên đoàn Hemophilia thế giới đã viện trợ 4.410 lọ thuốc Emicizumab điều trị bệnh máu chậm đông, tương đương 125 tỷ đồng cho Việt Nam.
Ngày 22-3, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chính thức khai trương ngân hàng sữa mẹ sau 4 tháng hoạt động thử nghiệm. Đây cũng là ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Hà Nội và cả nước được thiết lập, vận hành tại bệnh viện chuyên khoa nhi.