Ảnh hưởng từ việc làm móng
Làm móng có thể gây tổn thương lớp da bên dưới móng, từ đó gây xuất hiện các đốm trắng trên móng tay. Các hành động gây ra tình trạng này là sử dụng các dụng cụ sắc nhọn chà sát lên móng hoặc làm móng quá thường xuyên.
Nhiễm nấm
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra các đốm trắng trên móng tay của bạn là nhiễm nấm. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn từ môi trường xâm nhập qua các vết nứt nhỏ trên móng tay hay vùng da xung quanh. Một số biện pháp để ngăn chặn nhiễm nấm là:
- Rửa chân, tay thật sạch và lau khô hoàn toàn
- Thay tất hàng ngày
- Đảm bảo mang giày vừa chân, không quá chật, thông thoáng
- Đảm bảo chất lượng, độ sạch sẽ của tiệm làm móng và dụng cụ làm móng
- Không đi chân trần ở những không gian công cộng
Một số dấu hiệu của việc nhiễm nấm bao gồm móng tay bị nứt, mọc dày hơn, chuyển sang vàng hoặc nâu
Cách điều trị: tìm đến tư vấn của bác sĩ để được kê đơn thuốc và điều trị trong trường hợp trở nặng.
Thiếu khoáng
Một số chuyên gia cho rằng những đốm trắng trên móng tay có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt một vài loại khoáng chất như canxi, kẽm. Những dấu hiệu khác của việc thiếu khoáng chất là:
- Khô da
- Chuột rút cơ bắp
- Móng tay dễ gãy
- Tóc thô ráp
- Trí nhớ kém
- Rụng tóc
- Nhiễm trùng thường xuyên hơn
- Giảm thèm ăn
- Tiêu chảy
- Cáu gắt
Một số loại thuốc nhất định
Một số loại thuốc nhất định có thể làm gián đoạn sự phát triển của móng tay hoặc làm hỏng lớp móng của bạn, từ đó gây xuất hiện các đốm trắng. Các loại thuốc điển hình nhất bao gồm:
- Thuốc hóa trị cho bệnh ung thư
- Retinoids (được sử dụng để điều trị mụn trứng cá)
- Một số loại thuốc kháng sinh (có chứa sulfonamide, cloxacillin)
- Lithium
- Thuốc chống co giật như carbamazepine
- Thuốc chống nấm như itraconazole
- Một số thuốc huyết áp như metoprolol
Những loại thuốc này cũng có thể gây ra các triệu chứng như chậm phát triển móng tay, làm mỏng móng và làm móng dễ gãy
Cách điều trị: Không có phương pháp điều trị các vết đốm móng tay do thuốc gây ra nhưng nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể trao đổi lại với bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác.
Nhiễm độc kim loại nặng
Trong một số trường hợp hiếm hoi, các đốm trắng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiếp xúc với các kim loại nặng như thallium và asen – tình trạng diễn ra khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm hay hít phải chất độc trong khói công nghiệp.
Một số triệu chứng của nhiễm độc asen là:
- Nhức đầu
- Buồn ngủ
- Hoang mang
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Sốt
- Huyết áp thấp
Một số triệu chứng của nhiễm độc thallium là:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Buồn ngủ thường xuyên
- Rụng tóc
- Đau dây thần kinh
- Co giật
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
(Theo VTV)