Những cựu chiến binh Vị Xuyên trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2022 | 1:55:44 PM

YênBái - Sau hơn 30 năm cuộc chiến kết thúc, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Mặt trận Vị Xuyên, được trung ương cho phép, Ban Liên lạc toàn quốc Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên được thành lập.

Các cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên tỉnh Yên Bái giúp nhau dựng nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Các cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên tỉnh Yên Bái giúp nhau dựng nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đến với Hà Giang hôm nay, chúng ta vui mừng với những đổi thay to lớn trên cao nguyên đá được Unesco xếp hạng Công viên Địa chất toàn cầu; hoặc đến Đồng Văn, với cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Tổ quốc; đến Mèo Vạc với dòng Nậm Thi thơ mộng; đến chợ tình Khau Vai, núi đôi Quản Bạ; đặc biệt với mùa hoa tam giác mạch, khắp cao nguyên đá này một màu nâu trắng của một loài hoa, loài hoa vừa mang lại một vẻ đẹp duyên dáng vừa có giá trị kinh tế trong sức hấp dẫn du lịch cũng như giá trị về dinh dưỡng cho con người nơi vùng cao xa xôi này. 

Trò chuyện với Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - Đặng Quốc Khánh, anh bảo: "Bây giờ Hà Giang không phải sống trên đá, chết nằm trong đá nữa mà là sống trên đá, làm giàu trên đá”. Tôi vô cùng cảm kích về tư duy và đổi mới của địa phương này. Thực tế Hà Giang đang thay đổi từng ngày và nền kinh tế du lịch đang phát triển mạnh mẽ, đem lại diện mạo mới cho Hà Giang và nâng cao đời sống nhân dân. Nhìn xa hơn chút, xưa kia nơi đây là xứ sở của loài hoa anh túc, người dân nơi đây với bao hủ tục lạc hậu…

Được như hôm nay, Đảng bộ và nhân dân Hà Giang nói riêng đã kinh qua bao gian khổ hy sinh. Công trình Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên rộng hơn chục héc-ta, được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để ghi nhớ công ơn của gần 2.000 liệt sĩ khắp mọi miền Tổ quốc nằm đây cùng canh giữ biên cương. 

Và còn gần 2.000 liệt sĩ khác đang nằm đâu đó trên những ngọn núi hay thung sâu thuộc các cao điểm 1509, 1100, 772, 685, bình độ 300, 400, các đồi Cô Ích, Cây Khô, Cót Ép, 4 hầm, đồi Đài thuộc Tây sông Lô và 1030, Si Cà Lá, Pha Hán… thuộc Đông sông Lô… 

Cũng chính mảnh đất này những năm 80 của thế kỷ trước đã có hàng chục sư đoàn, đơn vị tương đương đã sát cánh cùng nhau chiến đấu dũng cảm suốt cả chục năm 1979 - 1989 mà cao điểm là 1981 - 1987 - nơi cuộc chiến đấu trên những cao điểm núi đá khốc kiệt, gian khổ và bi hùng này từng được mệnh danh là "lò vôi thế kỷ”, "cối xay thịt” mà những người lính ở đây đã sống chiến đấu với tinh thần: Hà Tuyên vì cả nước; sống bám đá chiến đấu, chết hóa đá bất tử… giữ vẹn toàn biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc. 

Ngày nay, biên giới giữa 2 nước được phân định, cắm mốc, trở thành biên giới hòa bình hữu nghị. Cửa khẩu Thanh Thủy là nơi buôn bán sầm uất của bà con nhân dân, là nơi giao thương qua lại của hàng trăm xe tải các loại, mang hàng hóa đến cho nhân dân 2 nước Việt Trung để kinh tế 2 quốc gia cùng phát triển.

Sau hơn 30 năm cuộc chiến kết thúc, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Mặt trận Vị Xuyên, được trung ương cho phép, Ban Liên lạc toàn quốc Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên được thành lập. 

Tại Yên Bái, Ban Liên lạc Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên Hà Tuyên của tỉnh cũng được thành lập, gồm những cán bộ chủ chốt các ngành huyện, thị, các nhà quản lý, doanh nghiệp của tỉnh, công chức, viên chức, người lao động tại các ngành nghề khác. 

Trong đội hình chiến đấu bảo vệ Hà Giang năm xưa, tỉnh Yên Bái có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị F 313. F314, F316, F356, F31, E 652, E604, E 821, E567, E543, Viện Quân y 93 thuộc đội hình Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên. 

Họ vừa là những công dân gương mẫu, giữ trọn phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, truyền thống bộ đội Vị Xuyên năm xưa, cũng là những đồng đội thủy chung đã tham mưu, xây dựng nên Đài hương 468; chủ trì trong việc xây nhà đồng đội, xây nhà tình nghĩa cho mẹ liệt sĩ tại huyện Văn Yên, Văn Chấn; đề nghị thực hiện chính sách cho vợ liệt sĩ và nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, thiết thực vì Vị Xuyên. 

Đó là những ông chủ của công ty Đồng Tiến, Đại Lộc, Quang Thoa… đang nỗ lực ngày đêm trên trận tuyến mới, chung tay xây dựng cuộc sống mới tại nơi từng đóng quân và cũng là những người thực hiện nhiều công trình tri ân đồng đội tại Vị Xuyên và tại quê hương Yên Bái.

Hoàng Đức Vượng

Các tin khác

Ngày 9/12, tại Hà Nội, Cục Báo chí chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và các đơn vị liên quan tổ chức Khóa tập huấn “Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí” cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương tại Hà Nội và một số cơ quan báo chí địa phương khu vực lân cận Hà Nội.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Ngày 9/12, Hội Luật gia (HLG) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Chỉ thị số 14 ngày 1/7/2022 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HLG Việt Nam trong tình hình mới"; nội dung Điều lệ HLG Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành cho 100 cán bộ, hội viên HLG tỉnh.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh bàn giao “Nhà đại đoàn kết” cho hộ anh Hà Văn Hướng, thôn Bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn.

Trong 3 năm qua, với vai trò là cơ quan chủ trì, ủy ban MTTQ - ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội được trên 87,4 tỷ đồng; đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 2.300 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo; thăm hỏi gần 5.000 lượt đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 19 tỷ đồng.

Cán bộ BHXH tỉnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) được ban hành đã tháo gỡ khó khăn, thách thức trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục