Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có 20 năm đóng được nghỉ hưu khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi, thay vì áp dụng lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo luật lao động với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức thấp hơn từ 2 năm với nam và 5 năm với nữ.
|
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có 20 năm đóng được nghỉ hưu khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi.
|
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trình Chính phủ đã bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan tới người tham gia BHXH tự nguyện trước khi luật mới có hiệu lực (Điều 134).
Cụ thể, dự luật quy định: Người lao động bắt đầu tham gia BHXH tự nguyện từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến trước ngày 1/1/2025), có đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi với nam, đủ 55 tuổi với nữ. Khi nghỉ hưu ở tuổi này, người tham gia BHXH tự nguyện không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu như với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi.
Trong khi đó, với người tham gia BHXH bắt buộc, điều kiện để được hưởng lương hưu ngoài về thời gian đóng BHXH (hiện là tối thiểu 20 năm, thời gian tới có thể giảm 15 năm đóng BHXH), còn phải đạt điều kiện tuổi nghỉ hưu theo Bộ Luật Lao động. Tuổi nghỉ hưu theo Bộ Luật lao động đã áp dụng lộ trình tăng từ năm 2021, mỗi năm thêm 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ, cho tới khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Bộ LĐ-TB&XH lý giải, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có từ đủ 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi với nữ, đủ 60 tuổi với nam. Trên cơ sở đó, thời gian qua các cơ quan, các địa phương đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu với các điều kiện nêu trên.
"Để vừa đảm bảo phù hợp với định hướng tăng tuổi nghỉ hưu chung, kế thừa những cam kết của nhà nước, tránh ảnh hưởng tiêu cực giảm niềm tin của người dân vào chính sách BHXH tự nguyện, dự thảo luật bổ sung trong quy định chuyển tiếp với những trường hợp đã tham gia BHXH tự nguyện trước ngày luật này có hiệu lực thi hành như trên”, Bộ LĐ-TB&XH lý giải.
Theo BHXH Việt Nam, tới hết năm 2022, cả nước có hơn 1,46 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 1% so với năm 2021.
(Theo TPO)
Ngày 29/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2023.
Gia đình chúng tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn:
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP ngày 28/7/2023 phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Việc tăng lương cơ sở cho 9 nhóm đối tượng có hiệu lực từ tháng 7/2023 đã mang lại sự động viên khích lệ cho người lao động, tuy nhiên về lâu dài, cần tập trung vào cải cách tiền lương, sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy.
Tăng lương và giải pháp bình ổn giá