Nước sinh hoạt nông thôn đã được cải thiện

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Yên Bái là một tỉnh miền núi, kinh tế cũng như trình độ dân trí còn hạn chế. Nước sinh hoạt hợp vệ sinh và môi trường nông thôn luôn là vấn đề bức xúc. Người dân nông thôn sử dụng chủ yếu nước giếng đào ở vùng thấp, nước lần, khe suối ở vùng cao, vệ sinh môi trường nông thôn ngày một ô nhiễm.

Cán bộ Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nghiệm thu công trình vệ sinh Trường PTCS xã Văn Phú (Trấn Yên).
Cán bộ Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nghiệm thu công trình vệ sinh Trường PTCS xã Văn Phú (Trấn Yên).

Chúng ta không thể thực hiện xóa đói nghèo, nếu không đem được nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho số hộ dân nông thôn và cải thiện môi trường sống.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nước và vệ sinh môi trường, trong nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn. Nếu như năm 1999 toàn tỉnh mới có 20% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh thì đến hết năm 2006 đã nâng lên 60%.

Trong vòng chưa đầy 10 năm, bằng các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, vốn ngân sách đã đầu tư xây dựng khoảng 30.000 công trình nước. Trong đó có trên 140 công trình cấp nước tập trung còn lại là các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Chỉ tính riêng năm 2006, đã xây dựng 13.507 công trình trong đó có 17 công trình cấp nước tập trung, 13.490 công trình cấp nước nhỏ lẻ, người dân được hưởng nước sạch tăng thêm 8%.

Đáng chú ý hơn là việc thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đến năm 2020 "Phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Dự án đã cho vay đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch. Với số vốn trên 8 tỷ đồng, hàng ngàn hộ dân đã được vay đầu tư xây dựng hàng trăm công trình nước, vệ sinh môi trường.

 

Hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Tích-Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường phấn khởi nói: "Nhìn những dòng nước mát, các công trình vệ sinh được xây dựng mới, người dân đã vốn quen với nước lần, nước máng không hợp vệ sinh nay đã có nước hợp vệ sinh để dùng thật là vui. Nước, môi trường nông thôn được cải thiện đáng kể góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật là tiền đề xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn".

Con số 60% số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh ở một tỉnh miền núi là sự nỗ lực lớn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái, tỉnh phấn đấu đến năm 2010 có 80% dân số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ), trước đây nhân dân chủ yếu dùng nước lần, nước lạch người dân thường xuyên mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột, bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Nhưng từ khi được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, trên 90% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ bệnh tật giảm rõ rệt. Các xã vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải hay các xã vùng sâu, vùng xa đã có nước hợp vệ sinh để sử dụng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Tuy nguồn nước ở các địa bàn dân cư khá dồi dào, không đến nỗi khó khăn như nhiều vùng khác, nhưng phân bố không đồng đều, theo cả thời gian và không gian. Hiện có nhiều hộ dân nông thôn, thậm chí cả dân thị xã, thị trấn sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Không ít người dân nông thôn nhận thức còn hạn chế, vẫn coi nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường chỉ là chuyện nhỏ; ít người nhận thức được rằng, đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, giun sán và nhiều bệnh về đường ruột khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, thậm chí dẫn tới tử vong.

Vấn đề vệ sinh cá nhân ở nông thôn còn rất kém, không mấy quan tâm tới mối liên quan giữa nước - nhà xí - vệ sinh cá nhân và sức khoẻ. Nhà ở, nhà vệ sinh gần nhau, làm tạm bợ, nhiều hộ dân còn không có nhà vệ sinh mà đi bừa bãi, chăn nuôi gia súc, gia cầm không có chuồng trại riêng biệt. thêm nữa là tình trạng lãng phí tài nguyên nước và môi trường hiện nay. Nhiều người vẫn cho rằng nước là một tài nguyên phong phú, không mất tiền mua và không bao giờ cạn kiệt - điều đó dẫn đến nhiều sai lầm trong quản lý, sử dụng nguồn nước ở rất nhiều trong các doanh nghiệp, hộ dân...

Các cơ sở sản xuất giấy là một minh chứng rõ nhất, hệ thống nước thải rất ô nhiễm vậy mà họ vẫn vô tư thải ra sông, ra suối. Có vị lãnh đạo trong ngành nông nghiệp cho rằng hiện nay 100% số nhà máy không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có xây thì cũng không đảm bảo tiêu chuẩn của Việt Nam!? Hậu quả là sự tồn tại của xã hội đang bị đe dọa vì sự khai thác nguồn nước quá mức, sự ô nhiễm nhiều mặt, ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của cộng đồng...

Cả một vùng nông thôn rộng lớn đang phải sử dụng nguồn nước mặt tự nhiên chưa hoặc ít được xử lý. Nông nghiệp, công nghiệp đang phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hoá diễn ra rõ rệt... đe dọa thực sự cho tài nguyên nước và môi trường. Việc tìm ra một giải pháp để bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước đã đến lúc cần được đặt ra như một vấn đề hàng đầu!

Việt Nga

Các tin khác

YBĐT - Trấn Yên có 28 xã, 1 thị trấn với 25.295 hộ, 98.927 khẩu, trong đó có 94,3% hộ nông nghiệp; đồng bào dân tộc 25% và giáo dân chiếm 6,3%. Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều. Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nề và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn... Những điều đó ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) của huyện Trấn Yên.

Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đề án truyền thông vận động nâng cao năng lực quản lý chương trình ngăn ngừa và giải quyết trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc, hại nguy hiểm (Đề án I - Chương trình 19) tỉnh Yên Bái năm 2007.

(Ảnh: TTXVN)

YBĐT - Mới đây, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức lễ phát động Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ Toàn cầu lần thứ nhất. Mọi người sẽ hưởng ứng tuần lễ này thế nào, dưới đây là ý kiến của một số bạn đọc do phóng viên YBĐT ghi lại.

(Ảnh minh hoạ). (Ảnh: Thành Trung).

YBĐT - Ngồi trong ngôi nhà cấp 4 khang trang sạch sẽ với các đồ vật được bố trí hợp lý, ông Phạm Huy Lãng - thôn 6, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình kể: Cách đây khoảng một năm, không chỉ gia đình ông mà nhiều hộ gia đình ở trong xã còn luộm thuộm lắm. Bếp ăn của gia đình chỗ này để chai nước mắm, chỗ kia để lọ mì chính, lọ bột canh đen thui chẳng phân biệt là những lọ gì, nhiều khi có khách vội nấu nướng lúc ăn cứ mặn chát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục