Yên Bái tạo cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/11/2024 | 1:59:08 PM

YênBái - Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025), đến nay, Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả và có nhiều tác động đến các nhóm đối tượng thụ hưởng.

Hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới tại huyện Mù Cang Chải trong khuôn khổ hoạt động Dự án 8.
Hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới tại huyện Mù Cang Chải trong khuôn khổ hoạt động Dự án 8.

Dự án 8 nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, nhóm đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. 

Tại Yên Bái, Dự án 8 được triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn tại 8 huyện, thị xã. Triển khai thực hiện Dự án 8 trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh - cơ quan chủ trì triển khai Dự án đã chú trọng chỉ đạo các cấp hội triển khai các mô hình, hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp. 

Trong quá trình triển khai các nội dung của Dự án, các buổi truyền thông và tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình đã được tổ chức một cách linh hoạt, gần gũi, tạo sự quan tâm và tham gia của cộng đồng. Dự án đã huy động sự tham gia của nam giới trong các hoạt động Dự án với việc xây dựng và duy trì 47 mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong để truyền thông cộng đồng về nội dung "xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”.

Bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, Phó Trưởng Ban điều hành Dự án 8 tỉnh cho biết: Dự án đã nâng cao nhận thức của phụ nữ về quyền lợi và vai trò của họ trong xã hội. Các chương trình truyền thông và giáo dục đã giúp họ hiểu rõ hơn về quyền bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử và định kiến giới trong các cộng đồng DTTS. Phụ nữ dần có vai trò chủ động hơn trong các quyết định của gia đình, đặc biệt là về kinh tế và giáo dục con cái. Điều này giúp cải thiện vị thế của họ trong gia đình và xã hội, giảm sự phụ thuộc vào nam giới. 

Các chương trình can thiệp hỗ trợ pháp lý và tâm lý giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình và bạo lực giới, bảo vệ phụ nữ trước các nguy cơ bị xâm hại. Bên cạnh đó, Dự án hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề và khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp, giúp họ tự chủ về kinh tế, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự tham gia vào các mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp do phụ nữ quản lý cũng tăng lên. 

Cùng đó, đối với trẻ em, Dự án giúp trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái DTTS tiếp cận tốt hơn với các chương trình giáo dục, giảm tỷ lệ bỏ học sớm; tập trung vào việc bảo vệ quyền của trẻ em trước các vấn đề như lao động sớm, bạo lực, xâm hại và tảo hôn. Trẻ em được bảo vệ và giáo dục về quyền lợi của mình thông qua các chương trình truyền thông và hỗ trợ từ các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em. 

Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em góp phần nâng cao sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh phổ biến ở trẻ em DTTS. Dự án cũng giúp thay đổi nhận thức của nam giới về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, giúp giảm sự phân biệt giới...

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn tỉnh đã tạo cơ hội để thúc đẩy mạnh mẽ và tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng DTTS và miền núi, góp phần vào mục tiêu thúc đẩy "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào DTTS.

Một số kết quả Dự án trong giai đoạn 2022 - 2024:

Thành lập 370 "Tổ truyền thông cộng đồng” với 2.926 thành viên; thành lập 52 "Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình; thành lập 80 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường THCS và tại thôn, bản. Tổ chức nâng cao năng lực cho 60 cán bộ nữ DTTS cấp huyện, xã; tổ chức 116 cuộc đối thoại chính sách tại cấp xã và cụm thôn, bản về các vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ với sự tham gia của 5.473 phụ nữ DTTS; tổ chức 6 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã, thôn; tổ chức 3/17 lớp tập huấn Chương trình 2 cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã và 20 lớp tập huấn Chương trình 3 cho đội ngũ thôn, bản. Hỗ trợ 4 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ.

Thu Hạnh

Tags Chương trình mục tiêu quốc gia bình đẳng giới dân tộc thiểu số phụ nữ trẻ em

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, các địa phương chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng.

Hội NCT huyện Văn Yên phối hợp tổ chức khám sức khỏe, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi trên địa bàn.

Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Văn Yên hiện có gần 13.000 hội viên, sinh hoạt tại 25 cơ sở hội (gồm 1 thị trấn, 24 xã) và có 172 chi hội thôn, tổ dân phố. NCT huyện Văn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trở thành tấm gương mẫu mực cho thế hệ trẻ noi theo..

Quang cảnh buổi lễ phát động cuộc thi.

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị.

Sáng 11/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo hồ sơ trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định một số chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại kỳ họp thứ 21 (khóa XIX).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục