Hiệu quả từ dự án “Phát triển thị trường vệ sinh” ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Kết quả sau các đợt truyền thông tại 5 xã của huyện Văn Yên (Yên Bái) về Dự án "Phát triển thị trường vệ sinh", nhân dân đã xây dựng và cải tạo được trên 800 nhà tiêu hợp vệ sinh các loại, nâng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 26%, tăng 17% so với trước khi thực hiện Dự án.

Nhà tiêu tự hoại cống bi, đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Nhà tiêu tự hoại cống bi, đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Điều tra mới đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân đã kết luận rằng “Tình hình trở nên rất nghiêm trọng và cần được quan tâm ngay để đảm bảo cho Việt Nam tiếp tục trên con đường phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo sức khỏe cho người dân”.

Hiện nay, cả nước có hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn, tức là khoảng gần 50 triệu người, trong đó có 18 triệu trẻ em ở nông thôn không sử dụng nhà vệ sinh hoặc sử dụng nhà vệ sinh nhưng không đạt tiêu chuẩn. Hậu quả là vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng trong phân đã nhiễm vào đất, nước, thức ăn cộng với thói quen không rửa tay trước khi ăn đã dẫn đến việc người dân dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán và đau mắt hột...

Theo nghiên cứu của UNICEF, bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Gần một nửa trẻ em Việt Nam bị nhiễm các bệnh giun, sán, dẫn đến tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng khá cao.  Đi theo đó là một loạt các chi phí, bao gồm chi phí y tế trực tiếp của người dân đi chữa bệnh, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà nước chi cho các dịch vụ y tế. Lợi ích của thực hành vệ sinh sạch sẽ là rất rõ ràng và đã được công nhận rộng rãi như: rửa tay bằng xà phòng có thể giúp giảm gần một nửa các ca bệnh tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ có 12% người dân nông thôn Việt Nam có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Đầu tư vào vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng góp phần tăng lợi ích về kinh tế. Với mỗi một đô-la bỏ ra để cải thiện tình hình vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, chúng ta có thể tiết kiệm được hơn 9 đô-la chi phí cho y tế, giáo dục và các chi phí kinh tế xã hội khác (theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO).

Để đạt được mục tiêu 70% hộ gia đình và 100% trường học có nhà tiêu hợp vệ sinh vào năm 2010 và một số mục tiêu khác về vệ sinh môi trường là một thách thức lớn trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Việc triển khai các hoạt động truyền thông rộng rãi về lĩnh vực này hiện còn quá ít, chưa thực sự đem lại nhận thức sâu sắc cho người dân.

Tỉnh Yên Bái cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của cả nước về thực trạng vệ sinh môi trường nói chung, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh nói riêng, vì là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp, phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là vùng nông thôn. Để từng bước khắc phục tình trạng thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh, hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đang triển khai thực hiện Dự án: “Phát triển thị trường vệ sinh” do Tổ chức CODESPA tài trợ, với sự tư vấn của Tổ chức phát triển Quốc tế (IDE).

Dự án này khác các dự án cho không trước đây là: áp dụng phương pháp phát triển thị trường vệ sinh, với mục tiêu cải thiện vệ sinh dựa trên cơ chế thị trường, trong đó thay vì việc hỗ trợ tài chính xây dựng các công trình vệ sinh. Dự án sẽ tập trung vào chương trình tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân, từ đó các hộ gia đình sẽ tự đầu tư cho chính công trình vệ sinh của mình; xây dựng năng lực cho mạng lưới thợ xây ở cơ sở để có thể tự đáp ứng được nhu cầu xây dựng nhà tiêu đúng quy cách, kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

Các hoạt động chủ yếu bao gồm: giới thiệu sản phẩm, tìm ra những loại nhà tiêu phù hợp với địa bàn và được người dân chấp nhận. Xây dựng và huấn luyện mạng lưới tuyên truyền viên từ cấp xã đến cấp thôn, trong đó Y tế và Hội Phụ nữ đóng vai trò là nòng cốt, thực hiện các hoạt động truyền thông vận động như: họp dân, thăm hộ gia đình, tuyên truyền trên loa truyền thanh. Ngoài ra, với sự vận động của Hội Phụ nữ, các hộ gia đình còn tự tổ cức, lập ra các nhóm góp vốn quay vòng giúp nhau có tiền để xây nhà tiêu. Hoạt động này ngoài mục đích giúp đỡ nhau xây dựng nhà tiên hợp vệ sinh còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết gắn bó, khắc phục khó khăn tại cộng đồng. Các hoạt động của Dự án được thực hiện với sự quản lý, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của bộ máy chính quyền địa phương từ huyện đến xã, thôn, bản.

Từ tháng 7 năm 2007 đến nay, Dự án đã triển khai thực hiện được trên 10 cuộc huấn luyện cho các tuyên truyền viên cấp xã và thôn với trên 300 người tham dự; huấn luyện thợ xây được 5 cuộc với 87 người tham gia, trên 100 cuộc họp dân với 4324 người; thăm được 3839 lượt hộ gia đình và triển khai hàng loạt các đợt tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã. Ngoài ra, có 16 nhóm góp vốn quay vòng được thiết lập, mỗi tháng có ít nhất là 1 nhà tiêu được xây dựng từ mỗi nhóm.

Với kết quả bước đầu rất khả quan và có tính bền vững cao, đó là trình độ hiểu biết của người dân về vệ sinh nói chung và sự nguy hại của phân người khi thải ra môi trường nói riêng được nâng cao, có tác dụng rất lớn làm chuyển đổi hành vi vệ sinh của mỗi cá nhân. Kết quả sau các đợt truyền thông tại 5 xã của huyện Văn Yên, nhân dân đã xây dựng và cải tạo được trên 800 nhà tiêu hợp vệ sinh các loại, nâng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 26%, tăng 17% so với trước khi thực hiện Dự án.

Do hoạt động của Dự án tại Văn Yên được triển khai khá hiệu quả, nhà tài trợ đã quyết định cho mở rộng phạm vi Dự án trong những năm tới, đó là một trong những giải pháp tốt, từng bước cải thiện tình hình vệ sinh môi trường nông thôn.

Nguyễn Dậu

Các tin khác

Bộ Y tế cho biết, bắt đầu từ ngày 7.7, đoàn kiểm tra liên ngành về BHYT sẽ tiến hành kiểm tra việc sử dụng quá mức quỹ BHYT dẫn đến bội chi tại một số bệnh viện T.Ư và bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện và trạm y tế xã tại 3 tỉnh đại diện cho 3 miền.

Sẽ siết chặt khâu coi thi ở đợt thi thứ II.

Bộ GD&ĐT vừa có công điện khẩn gửi các chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các ĐH, CĐ tổ chức thi đợt 2. Công điện nêu rõ, do đợt 2 có nhiều môn thi tự luận, nên khâu coi thi phải được siết chặt hơn nữa.

Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long

Đó là thông tin mà thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long cho báo giới biết ngay sau khi kết thúc đợt thi đầu tiên kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008, thứ trưởng cũng cho biết điểm sàn có thể từ 13-15 điểm

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp lãnh đạo cán bộ chủ chốt các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ về việc tiếp tục thực hiện chủ trương Đổi mới thi và tuyển sinh. Thông báo kết luận một số vấn đề sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục