Ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quảng cáo thuốc
- Cập nhật: Thứ ba, 8/9/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - Để ngăn chặn và tránh các hiện tượng lạm dụng trong quảng cáo thuốc, Bộ Y tế đã có Thông tư quy định về điều kiện thông tin, quảng cáo thuốc; hồ sơ, thủ tục đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thông tin quảng cáo thuốc tại Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức (sau đây gọi tắt là đơn vị), cá nhân có liên quan đến hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông tư quy định rõ điều kiện chung về thông tin, quảng cáo thuốc như: Chỉ đơn vị đăng ký thuốc được đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký; thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng đã được phép lưu hành ở nước khác chỉ được thông tin cho cán bộ y tế thông qua hội thảo giới thiệu thuốc; nội dung thông tin, quảng cáo thuốc phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính xác, trung thực, rõ ràng và không được gây hiểu lầm.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong thông tin, quảng cáo là tiếng Việt, trừ trường hợp từ ngữ đã được quốc tế hoá hoặc thương hiệu, từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt. Cỡ chữ bé nhất trong thông tin, quảng cáo phải đủ lớn để có thể nhìn thấy trong điều kiện bình thường nhưng không được bé hơn cỡ chữ tương đương cỡ 11 VnTime...
Những hành vi nghiêm cấm được quy định trong Thông tư như sau: Quảng cáo thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc; sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Những hành vi nghiêm cấm khác là: lợi dụng số đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược, của cơ quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo thuốc; sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc; lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc; sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc...
Thông tư còn quy định chi tiết về thông tin thuốc trong bệnh viện; thông tin về giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế; các loại thuốc được quảng cáo; hồ sơ, trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông tin, quảng cáo; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm...
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký 1/9/2009.
(Theo TPO)
Các tin khác
Ngày 7-9, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế cho biết, trong ngày, Việt Nam đã ghi nhận thêm 141 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 (khu vực phía Nam: 122 ca, khu vực miền Bắc: 4 ca, khu vực miền Trung: 15 ca).
YB§T - Sau khi Cổng giao tiếp điện tử và Hệ thống thư điện tử của tỉnh Yên Bái đi vào hoạt động từ ngày 27/8/2009, sáng ngày 7/9 Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị bàn giao tài khoản và hướng dẫn sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Yên Bái cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
YBĐT - Là đơn vị sự nghiệp phục vụ các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn, nên hoạt động chuyên môn chủ yếu của đoàn viên công đoàn Trạm Khuyến nông Trấn Yên (Yên Bái) là thường xuyên bám sát địa bàn thực hiện “3 cùng” với nhân dân.
YBĐT - Công đoàn Giáo dục thành phố Yên Bái là công đoàn cấp trên cơ sở, với trên 1.400 đoàn viên sinh hoạt tại 54 công đoàn cơ sở (CĐCS) trường học. Những năm qua, cùng với phong trào thi đua "Hai tốt", Công đoàn Giáo dục luôn đồng hành cùng chuyên môn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Dân chủ- kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động.