Sáu nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng "làng, bản, tổ dân phố văn hóa" ở tỉnh Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 29/9, Yên Bái sẽ tổ chức Hội nghị tuyên dương làng, bản, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2000-2009. Trao đổi với phóng viên Báo YBĐT, ông Tạ Xuân Hiếu - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Yên Bái cho biết:

Nhà văn hóa bản Xa, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.
Nhà văn hóa bản Xa, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.

Thực hiện Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, tháng 7 năm 2000, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh. Ngay sau khi phát động, phong trào đã nhanh chóng được triển khai tới tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban chỉ đạo Trung ương, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; sự đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đến nay cuộc vận động này đã song hành cùng với sự phát triển chung của tỉnh được 9 năm. Tuy chưa phải là một chặng đường dài nhưng phong trào đã có tác động tích cực, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các giá trị văn hóa truyền thống đã được kế thừa, phát huy cùng nhiều giá trị văn hóa mới được xác lập, đan xen hài hoà trong đời sống, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa là một trong 7 phong trào nhánh của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phong trào này được xác định là phong trào có tính then chốt của cuộc vận động, là hạt nhân để thúc đẩy các phong trào khác.

- Ông có thể đánh giá khái quát kết quả nổi bật của phong trào “Xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa”?

Thực tế qua gần 10 năm chỉ đạo tổ chức xây dựng các làng, bản, tổ dân phố văn hóa, các làng, bản, tổ dân phố đã tích cực làm tốt các công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ổn định và phát triển kinh tế. Nhiều làng, bản, tổ dân phố văn hóa đã có cách chỉ đạo hay, xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh giỏi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Điển hình như gia đình anh Giàng A Vư (dân tộc Mông, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn), tích cực khai hoang mở rộng diện tích lúa nước, kết hợp hiệu quả mô hình vườn rừng - ao - chuồng. Hiện nay, gia đình anh có 100 con trâu, bò, dê, lợn, ngựa; hơn 15 ha cây công nghiệp (chè Shan, thảo quả...), thu lãi hàng chục triệu đồng/năm. Các hộ gia đình nuôi ba ba ở tổ 2, tổ 3 thị trấn Nông trường Trần Phú (huyện Văn Chấn) cũng có doanh thu mỗi năm từ 1,8 đến 2 tỷ đồng, góp phần quan trọng làm giàu cho gia đình và quê hương.

Đến nay tỉnh Yên Bái có 136.589/164.755 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 82%; ra mắt xây dựng 1.455 làng, bản, thôn, tổ dân phố, trong đó công nhận 987 làng, bản, tổ dân phố văn hóa, đạt 42,7%; xây dựng 1.050 nhà văn hóa, 465 câu lạc bộ thể dục thể thao, thu hút 159.730 người tham gia tập luyện thường xuyên; đã có 29/180 xã, phường, thị trấn đăng ký ra mắt xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa.

Việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống được các địa phương đặc biệt quan tâm. Quy trình xây dựng làng, bản, thôn văn hóa đã được các địa phương tiến hành chặt chẽ từ khảo sát thực tế đến xây dựng quy ước, hương ước, ra mắt phát động đến việc kiểm tra, xét đề nghị công nhận làng, bản, tổ dân phố văn hóa theo quy chế của Bộ và của tỉnh. Việc bảo tồn các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống ở các xã, làng, bản, thôn văn hóa được nhân dân gìn giữ, bảo tồn và tổ chức tốt hàng năm.

Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương đã được đưa vào quy ước văn hóa ở các làng, thôn, bản, tổ dân phố và được các cấp chính quyền thẩm định phê duyệt; 100% các gia đình văn hóa ở các làng, thôn, bản, tổ dân phố thường xuyên thực hiện tốt các quy ước ở cộng đồng. Nhiều tổ an ninh tự quản, tổ hoà giải ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò giữ gìn an ninh, trật tự giữ gìn mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phổ văn hóa, không có người mắc các tệ nạn xã hội, xây dựng xã, phường, thị trấn không có ma túy, mại dâm; thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Tuy nhiên, phong trào “Xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa” thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế như: chất lượng ở nhiều làng, bản, thôn, tổ dân phố văn hóa chưa cao, chưa bền vững; cơ sở vật chất còn nghèo nàn; vệ sinh môi trường chưa đảm bảo. Văn hóa truyền thống dân tộc ở một số làng, thôn, bản có nguy cơ bị xói mòn, mai một, thậm chí bị lai căng. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, ngành nghề truyền thống dân tộc chưa được khai thác, giữ gìn và phát huy; chất lượng gia đình văn hóa còn thấp.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có nơi chưa nghiêm túc. Đời sống kinh tế không ít hộ gia đình còn khó khăn; thiết chế hoạt động của làng, thôn, bản văn hóa chưa bảo đảm, nhiều nơi xây dựng nhà văn hóa hiệu quả hoạt động chưa cao, không có người quản lý, các trang thiết bị còn thiếu, diện tích hoạt động không có sân chơi. Ban vận động các làng bản văn hóa hoạt động yếu; một số cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo và có những biện pháp sâu sát, kịp thời để triển khai thực hiện phong trào.

Công tác tuyên truyền ở một số nơi chưa được coi trọng, còn thiếu kiên trì, cứng nhắc trong các hình thức tuyên truyền, do đó nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của mục tiêu xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa còn chưa tốt.

- Những giải pháp để đẩy mạnh phong trào “Xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa” trong thời gian tới là gì thưa ông?

Để đạt được mục tiêu đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 85% số hộ gia đình trở lên đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 55% số làng, bản, tổ dân phố được công nhận làng, bản, tổ dân phố văn hóa; 95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, lợi ích của việc xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là ban vận động làng, bản, tổ dân phố văn hóa ở cơ sở. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để văn hóa thấm sâu vào từng gia đình, từng người dân, tạo không khí thi đua sôi nổi trong việc xây dựng môi trường xã hội tươi đẹp, coi trọng yếu tố chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Hai là: Cần xây dựng nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào, qua đó nhân rộng những điển hình tiên tiến, định hướng cho sự phát triển xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, của tỉnh.

Ba là: Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội của các làng, bản, thôn văn hóa, nhất là các gia đình văn hóa giáo dục thế hệ trẻ về vai trò, ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và biết kết hợp hài hoà giữa việc xây dựng gia đình truyền thống và gia đình hiện đại để không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Bốn là: Tích cực vận động cán bộ công chức và nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa văn hóa để tăng cường nhiều nguồn lực cho hoạt động văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm là: Ban chỉ đạo tỉnh và ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng các làng, bản, thôn, tổ dân phố văn hóa, nhất là ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố cần rà soát đánh giá lại chất lượng của các làng, bản, thôn, tổ dân phố văn hóa; thẩm định việc soạn thảo các quy ước, hương ước của ban vận động các làng, bản, thôn, tổ dân phố trước khi ra quyết định cho ra mắt xây dựng làng, bản, thôn, tổ dân phố đúng với quy định. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào ở mỗi cấp, mỗi ngành.

Sáu là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh; đấu tranh loại bỏ sản phẩm văn hóa độc hại, làm lành mạnh môi trường văn hóa để các gia đình văn hóa, làng, bản, tổ dân phố văn hóa có điều kiện phát triển tốt.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Giang (thực hiện)

Các tin khác

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố dự thảo về hướng dẫn quảng cáo thực phẩm và phụ gia thực phẩm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 16 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão số 9 ở vào khoảng 5,6 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340km về phía Đông Đông Nam Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.

Ngày 27-9, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, người phát ngôn Bộ Y tế cho biết, hiện nay dịch cúm A/H1N1 đã xuất hiện tại 56 tỉnh, thành phố và chỉ còn một số ít tỉnh miền núi phía Bắc là chưa phát hiện ca dương tính với dịch bệnh này.

Đập Đồng Tằm, xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn bị vỡ.

Mưa lũ đã gây thiệt hại lớn cả về người và của tại nhiều tỉnh bắc Trung Bộ những ngày qua, trong khi dự báo tình hình thời tiết tiếp tục xấu vào những ngày tới với sự hình thành của cơn bão mới trên biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục