Gia đình và xã hội phải đặc biệt cảm thông, chia sẻ

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vào thăm Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái, trực tiếp chứng kiến những bệnh nhân tâm thần trong cơn vật vã và nghe những câu chuyện buồn vui về họ mới thấy rất cần có sự chung tay của gia đình và xã hội để chia sẻ, giúp đỡ những số phận không may trong cuộc sống. Dù được các y, bác sĩ điều trị và chăm sóc chu đáo, nhưng khi tỉnh táo họ vẫn luôn nhớ về gia đình, khát khao được yêu thương và có cuộc sống như những người bình thường khác.

Cán bộ Trạm Y tế xã Suối Giàng (Văn Chấn) điều trị bệnh cho nhân dân.
(Ảnh: Sùng A Hồng)
Cán bộ Trạm Y tế xã Suối Giàng (Văn Chấn) điều trị bệnh cho nhân dân. (Ảnh: Sùng A Hồng)

Những số phận

Trong cuộc sống hàng ngày, ai trong chúng ta cũng luôn mong có một sức khoẻ tốt để học tập và làm việc. Thế nhưng, thật không may mắn cho những mảnh đời bất hạnh vì những lí do khác nhau mà từ người bình thường trở thành bệnh nhân tâm thần, thậm chí có những người mắc căn bệnh đó ngay từ khi còn nhỏ do di truyền. Hàng tháng, Bệnh viện điều trị, nuôi dưỡng trung bình khoảng 120 bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đã gắn bó với Bệnh viện ngay từ khi thành lập đến nay bởi họ mắc mạn tính, cứ điều trị khỏi ra viện một thời gian rồi bệnh lại tái phát. Phòng điều trị, những ánh mắt vô hồn, mỗi người một góc, có những người nhìn xa xăm vô định, nói những câu chuyện không đầu không cuối, người cười nói một mình.

Bệnh nhân Vũ Tuấn Dương, tổ 16, phường Yên Thịnh, 19 tuổi vì thi trượt tốt nghiệp THPT nên mắc bệnh trầm cảm nặng, đã vào viện điều trị tới 4 lần. Tuy tình trạng đã được cải thiện phần nào, nhưng em không còn được như trước, thường lủi thủi, lầm lũi nói chuyện một mình. Không những thế, Dương còn đập phá đồ đạc trong nhà, đi lang thang khắp nơi.

Được chứng kiến cả những bệnh nhân đang tham gia dọn dẹp, nhặt cỏ ở sân Bệnh viện, không ai ngỡ trước đó họ là những người mắc những chứng bệnh tâm thần nặng, sau thời gian điều trị, khi bệnh thuyên giảm họ lại làm những công việc tự chăm sóc mình, tham gia lao động với những công việc như: rửa bát đũa, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa, lao động sản xuất…

Các bệnh nhân nặng thì ngay cả việc chăm sóc bản thân hàng ngày cũng phải trông cậy vào người thân, không thể có một cuộc sống trọn vẹn như những người bình thường. Ở ngoài đời, do không kiểm soát được hành vi của mình, những bệnh nhân tâm thần có thể gây phiền toái, thậm chí là tai họa cho gia đình, hàng xóm, cộng đồng bất cứ lúc nào. Vào Bệnh viện, những lúc tỉnh táo, họ sống lặng lẽ trong thế giới của riêng mình, với người thân là các y, bác sĩ, cán bộ và những người cùng phòng.

Hết lòng vì người bệnh

Chứng kiến công việc của những y, bác sĩ tại Bệnh viện hàng ngày âm thầm chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, thuốc uống cho bệnh nhân như chăm sóc chính những người thân trong gia đình, chúng tôi mới thấy được sự vất vả của các y, bác sĩ bởi các bệnh nhân ở đây đa số đều bị tổn thương về tinh thần mà những nỗi đau về tinh thần khó có thể chữa lành ngày một, ngày hai, thậm chí không bao giờ chữa khỏi. Ngoài công tác điều trị cho bệnh nhân, các y, bác sĩ còn phải làm thêm cả chức năng quản lý người bệnh vì họ có thể làm bất cứ điều gì dại dột khi lên cơn.

Đã nhiều năm gắn bó với Bệnh viện, trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, bác sĩ Vũ Hoài Anh chia sẻ: “Họ là con người bình thường không may bị mắc bệnh nên rất cần sự cảm thông, chia sẻ của mọi người nhất là những người thân. Vì thần kinh bất ổn nên chuyện bệnh nhân phá phách hay đánh y, bác sĩ là chuyện bình thường. Họ thật tội nghiệp vì không làm chủ được suy nghĩ và hành động, họ đáng thương hơn là đáng trách. Chúng tôi luôn nỗ lực chữa trị giúp họ trở về với cộng đồng. Mỗi lần có bệnh nhân khỏi bệnh trở về đoàn tụ với gia đình là niềm vui lớn của chúng tôi”.

Bác sĩ Đặng Thị Tuyết - Phó giám đốc Bệnh viện cho biết: hàng năm, Bệnh viện tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng khoảng 1.200 bệnh nhân, điều trị gần 1000 bệnh nhân tạm thời ổn định về với gia đình. Để đạt kết quả trên, các y, bác sĩ thường xuyên thăm khám, theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất bệnh nhân lên cơn kích động, bệnh nhân tử vong. Bệnh viện đã áp dụng rất hiệu quả các biện pháp điều trị như: hoá dược trị liệu bằng các loại thuốc tây; liệu pháp tâm lý; tái thích ứng xã hội, hòa nhập cộng đồng…

Hơn 20 năm gắn bó với Bệnh viện, bác sĩ Tuyết tâm sự: “Xã hội càng phát triển thì bệnh nhân tâm thần càng gia tăng. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này do nhiều yếu tố: áp lực cuộc sống, bất trắc trong tình yêu, ngược đãi trong gia đình… Những số phận bất hạnh, rất cần nhiều sự quan tâm, động viên của gia đình, xã hội cùng chung tay chia sẻ để họ bớt đi thiệt thòi, từng bước hoà nhập cộng đồng”.

N.M

Các tin khác
Học sinh Trường Dân tộc nội trú huyện Trạm Tấu đọc sách
tại thư viện nhà trường.

YBĐT - Một trong những thành tựu nổi bật của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) trong nhiều năm qua là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là sự đổi mới đáng kể về công tác giáo dục. Sự nghiệp giáo dục ở huyện bây giờ đã có bước chuyển về chất, từ quy mô, tổ chức, cơ sở vật chất trường lớp đến chất lượng dạy và học; từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông.

Trong 6 năm, chị Nông Thị Biên đã sinh đẻ tới bốn lần với hy vọng
có được con trai.

YBĐT - Nằm dọc theo quốc lộ 70, xã Tân Hương có 1.586 hộ, 6.687 nhân khẩu với 4 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó trên 50% dân số là người dân tộc Dao và Cao Lan. Trong những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã được Đảng uỷ, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo, cùng sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là đội ngũ những người làm công tác dân số, ý thức của người dân trong việc thực hiện KHHGĐ có những bước chuyển đáng kể.

Nhà văn hóa phố Quyết Tâm khánh thành ngày 20-9-2009.

YBĐT - Khu phố Quyết Tâm, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) gồm 5 tổ dân phố với 200 hộ, 678 nhân khẩu, trải dài từ Km 5 + 500 đến ngã ba Km 6. Chính vì vậy, xây dựng nhà văn hóa để nhân dân, cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể có nơi sinh hoạt, học tập mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như tạo điểm vui chơi, giải trí, sinh hoạt cho thanh, thiếu niên trong dịp hè trở thành một nhu cầu thiết yếu của khu phố.

Nước lũ tại Điện Bàn (Quảng Nam).

Tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, bệnh nhân mắc cúm, tiêu chảy, đau mắt đỏ nhập viện tăng gấp 10 lần ngày thường, các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa… bắt đầu xuất hiện trên diện rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục