Bão Parma có đường đi dị thường

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/10/2009 | 12:00:00 AM

"Bão Parma đi chậm, loanh quanh và liên tục đổi hướng. Tối qua, nó đã quay vào đảo Luzon (Philippines) sau đúng 3 ngày rời khỏi hòn đảo này, tạo thành 2 nút thắt trên đường đi", ông Lê Thanh Hải, Phó giám Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết.

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Parma.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Parma.

Theo ông Hải, sáng nay, bão đang hoành hành ở đảo Luzon, cường độ giảm còn cấp 8. Trong thời gian tới, có 3 khả năng xảy ra. Một là sau khi vào đảo Luzon, Parma sẽ xuôi về phía nam và quay ra phía đông của đảo này. Hai là bão hoành hành trên đảo và suy yếu. Khả năng thứ ba, nguy hiểm nhất là bão sẽ lại đi vào biển Đông lần thứ hai và có thể mạnh thêm do được tiếp thêm năng lượng.

Sáng 7/10, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cũng như các đài khí tượng của Hong Kong, Hải quân Mỹ đều nghiêng về khả năng thứ ba, bão quay lại biển Đông lần thứ hai.

Tuy nhiên, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vẫn cảnh báo do tác động của yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor (mạnh cấp 14) nên diễn biến của bão Parma còn có thể thay đổi.

Dự báo đường đi của đài khí tượng Hong Kong.

Được hình thành từ ngày 28/9 từ một áp thấp nhiệt đới ở vùng biển phía đông của Philippines, bão Parma nhanh chóng mạnh lên cấp 17, cấp mạnh nhất trong bảng phân loại gió Beaufort. Khi vượt qua đảo Luzon (ngày 3/10) với sức gió mạnh cấp 13-14, bão đã làm ít nhất 16 người thiệt mạng. Trưa 4/10, khi vào biển Đông, bão còn cấp 11-12.

Vòng đời của một cơn bão thường là 10-15 ngày, với Parma hôm nay đã là ngày thứ 10. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có cơn bão Wayne tồn tại hơn 20 ngày, suốt từ 17/8 đến 6/9/1986, đường đi rất phức tạp, vào ra biển Đông tới 3 lần.

Đối phó với bão Parma, chiều 6/10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương có công điện yêu cầu các tỉnh thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục thông báo cho chủ tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Diễn tập tình huống đưa bệnh nhân tới cấp cứu tại trạm y tế xã.

YBĐT - Với Yên Bái, dịch cúm A/H1N1 xuất hiện ở Trường THPT Văn Chấn (xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn) không có gì bất ngờ, bởi trước đó, Yên Bái đã xác định với vị trí giao thông tiếp giáp với nhiều tỉnh có dịch, nên sớm hay muộn cúm A/H1N1 sẽ xâm nhập địa bàn.

Các nhân viên trạm y tế Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) đang dọn dẹp trạm xá sau lũ.

Chiều 6-10, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) và Tổ chức lương thực thế giới (FAO) tại Việt Nam tổ chức họp báo, đánh giá mức độ thiệt hại do bão số 9 (bão Ketsana) gây ra cho các tỉnh, thành phố miền Trung và khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.

"Bộ Y tế sẽ thanh tra, kiểm tra việc kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại các bệnh viện theo kế hoạch giám sát việc triển khai Luật BHYT" - ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã cho biết như vậy.

Quyết định công bố 14 phòng xét nghiệm do Bộ Y tế đưa ra hôm 5-10.

14 phòng xét nghiệm trên cả nước vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện để chẩn đoán xác định virus cúm A /H1N1, cụ thể như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục