Làng văn hóa ở Văn Chấn: “Đường nét” phác họa diện mạo nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ hai bản Ao Luông (xã Sơn A) và Bản Chanh (xã Phù Nham) được huyện Văn Chấn (Yên Bái) chỉ đạo điểm xây dựng làng văn hoá, đến nay phong trào xây dựng làng văn hoá đã có sức lan toả rộng khắp trên địa bàn huyện và góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

Nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng lại và tổ chức thường xuyên. (Ảnh: Hội Lồng Tồng ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn).
Nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng lại và tổ chức thường xuyên. (Ảnh: Hội Lồng Tồng ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn).

Làng văn hoá là động lực, là chất kết dính để tập hợp sức mạnh của cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, tự giác của mỗi thành viên trong làng, bản để xây dựng đời sống vật chất, tinh thần cho mình và cộng đồng ngày càng tốt đẹp.

Xoá đói nghèo, làm giàu

Thôn văn hoá An Sơn (xã Hạnh Sơn) vốn là một thôn nghèo. Sau một thời gian nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đưa cây, con giống có năng suất, chất lượng vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Hàng năm, thôn cung cấp cho thị trường hơn 220 tấn lợn, gà, vịt và hàng chục tấn ngô, đậu, đỗ các loại. Thôn còn gây quỹ xoá đói giảm nghèo với số vốn tới 250 triệu đồng, giúp đỡ có hiệu quả nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế. Cũng từ một thôn có tỉ lệ đói nghèo ở mức 21,8% vào năm 1997, sau 12 năm xây dựng làng văn hoá, đến nay Bản Chanh, xã Phù Nham chỉ còn 2,08% tỉ lệ hộ nghèo. Nhiều gia đình trong thôn còn có nhu thập cao...

Xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển là một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong xây dựng làng văn hoá. Vì vậy, phong trào thực sự là động lực cho việc phát triển kinh tế ở các làng, bản. Từ cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đến người dân đã đổi mới cách nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất...

Người dân giúp nhau phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức: góp vốn xoay vòng không lấy lãi, giúp nhau ngày công lao động, cho mượn cây con giống, hỗ trợ kinh nghiệm làm ăn... cùng các chương trình, dự án của các ngành, các cấp đã góp phần nâng cao đời sống người dân. Sau 12 năm xây dựng làng văn hoá, huyện Văn Chấn không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 27,3%, trong đó làng văn hoá bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5-8%. Nhiều xã, thị trấn và làng văn hoá có tỉ lệ hộ nghèo dưới 5%, điển hình như thị trấn Nông trường Trần Phú và thôn 13 xã Tân Thịnh đều có tỷ lệ hộ nghèo trên 2%, thôn Vằm xã Thượng Bằng La cũng chỉ có 1,8% hộ nghèo.

Văn minh làng, bản

Nhiều sinh hoạt văn hóa được gìn giữ, bảo tồn.
Ảnh: Múa trống trong Hội Lồng tồng ở xã Tú Lệ (Văn Chấn).

Xây dựng gia đình văn hoá là một phong trào nòng cốt của “làng văn hoá”. Năm 2008, toàn huyện có 80% gia đình được công nhận gia đình văn hoá, tăng 21% so với thời kỳ đầu huyện triển khai xây dựng làng văn hoá. Phong trào xây dựng làng văn hoá đã góp phần hình thành, gìn giữ nếp sống văn hoá, văn minh trong ứng xử quan hệ từ trong gia đình đến ngoài cộng đồng. Nề nếp gia phong, tình làng nghĩa xóm ngày càng được hun đúc. Cùng đó, thông qua hoạt động văn hoá làng, bản, những thuần phong mỹ tục được bảo tồn, các hủ tục lạc hậu được xoá bỏ. Với 221 đội, tổ, nhóm văn nghệ, câu lạc bộ thơ, 167 đội thể thao toàn huyện, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Các lễ hội truyền thống cũng đã được nhân dân phục dựng, tổ chức thường xuyên như lễ hội Xên đồng dân tộc Thái (bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn), lễ hội Cầu mùa, Mừng măng mọc dân tộc Khơ Mú (bản Nậm Tộc xã Nghĩa Sơn), Hội làng, Tăm khảu mảu dân tộc Tày (thôn Vằm xã Thượng Bằng La), bản Tạo (xã Đồng Khê)...

Các thiết chế văn hoá ở các làng văn hoá được chú trọng đầu tư xây dựng. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, nhân dân đã tự nguyện đóng góp 2,74 tỷ đồng và hàng chục ngày công xây dựng 144 nhà văn hoá, sân chơi, bãi tập, mua sắm trang thiết bị và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thể thao. Điển hình như thôn Phù Ninh (xã Phù Nham), thôn Tiên Đồng (xã Nghĩa Tâm), bản Mảm (xã An Lương)..., nhân dân đã đóng góp 120-150 triệu đồng để xây dựng nhà văn hoá, tạo điều kiện để hội họp, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ...

 Hiện nay, huyện Văn Chấn đã có 31/31 xã, thị trấn có làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng văn hoá với 260 làng, bản, tổ dân phố, chiếm 72,6% tổng số làng, bản, tổ dân phố.

Trong đó, 117 làng, bản, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu làng văn hoá. 7 xã, thị trấn có 100% làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng văn hoá.

Hiện, bản Pang Cáng (xã Suối Giàng) và Bản Hốc (xã Sơn Thịnh) đang được chỉ đạo điểm bảo tồn làng văn truyền thống gắn với phát triển làng văn hoá du lịch.

Ở các làng văn hoá, việc giữ gìn làng, bản xanh, sạch đẹp không chỉ là ý thức của người dân mà nhiều nơi, nhân dân còn tự nguyện đóng góp tu sửa đường làng ngõ xóm. Bản Hốc (xã Sơn Thịnh) đã đầu tư 650 triệu đồng làm 750m đường bê tông nội thôn; thôn An Sơn (xã Hạnh Sơn) nhân dân đóng góp 350 triệu đồng làm 1,6km đường liên xã, 850m đường nội thôn.

Nhân dân thị trấn Nông trường Trần Phú, Nông trường Nghĩa Lộ lại góp tiền của lắp đường điện và trồng cây xanh trên trục đường liên tổ dân phố và liên xã. Làng văn hoá ở các xã vùng cao Nậm Lành, Suối Giàng, Nậm Mười, Sùng Đô, Suối Quyền... nhân dân đã dần xoá bỏ tập quán lạc hậu, hình thành thói quen trong sinh hoạt như làm công trình nhà vệ sinh, làm chuồng trại chăn nuôi xa nhà, hạn chế thả rông gia súc trong khu dân cư, sử dụng nước hợp vệ sinh.  Đến nay, toàn huyện đã có 87,6% số hộ có công trình vệ sinh, trên 88% hộ có chuồng trại chăn nuôi...

“Lệ làng phép nước” cũng là một nội dung quan trọng trong xây dựng làng văn hoá. Vì vậy, từ phong trào này, việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước hay các qui định của địa phương càng được quan tâm, được đưa vào qui ước, hương ước của làng văn hoá. Ý thức chấp hành của người dân theo đó cũng được nâng cao, trong đó các gia đình văn hoá thường xuyên là những gia đình đi đầu thực hiện. Tiêu biểu như các tổ dân phố văn hoá 7a, 7b và tổ 2 thị trấn Nông trường Liên Sơn dù đồng bào có đạo hay không có đạo luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, luôn thể hiện là người công dân mẫu mực, người giáo dân tốt, góp phần giữ vững danh hiệu văn hoá của tổ dân phố trong nhiều năm liền...

 Từ phong trào xây dựng làng văn hoá, những đổi thay đã được khắc hoạ rõ nét ở nhiều làng văn hoá, góp phần hình thành nên diện mạo nông thôn mới.   

Thu Hạnh

Các tin khác
Ông Sùng A Lu ở bản Thái xã Khao Mang (Mù Cang Chải) nhờ tích cực chăn nuôi, mỗi năm gia đình đã thu nhập hàng chục triệu đồng.

YBĐT - Tuy là một huyện vùng cao, còn gặp nhiều khó khăn, song trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực chỉ đạo 18 chi hội với 632 hội viên thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức hội trong sạch vững mạnh, phát động phong trào giúp nhau xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá văn hóa ở khu dân cư.

Hiện nay, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đang xuống thấp nhất trong 107 năm qua. Dự báo trong vài ngày tới, mực nước sông Hồng ở khu vực Hà Nội vẫn duy trì ở mức thấp, dao động từ 1,35 đến 1,57 m.

Phụ nữ mang thai trên 3 tháng và cán bộ y tế là 2 đối tượng nguy cơ cao cần được ưu tiên tiêm phòng vaccine trong tình hình dịch cúm A/H1N1 lây lan như hiện nay.

YBĐT - Thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, thời gian qua, các huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương bình xét tại các thôn bản, lập danh sách các hộ thuộc diện, đúng đối tượng để vay vốn làm nhà năm 2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục