Hội Cựu chiến binh xã Phúc Ninh: Cùng nhau vượt qua đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Phong trào thi đua yêu nước của Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) giai đoạn 2004 - 2009 vừa kết thúc. Nhìn lại chặng đường củng cố, xây dựng Hội và tham gia phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, mỗi người lính Cụ Hồ năm xưa, có quyền tự hào bởi những gì mình đã làm được và thấy rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngay trên mảnh đất quê hương.

Nông dân các xã vùng Đông hồ Thác Bà (huyện Yên Bình) vận chuyển sắn đi tiêu thụ. (Ảnh: Văn Trung)
Nông dân các xã vùng Đông hồ Thác Bà (huyện Yên Bình) vận chuyển sắn đi tiêu thụ. (Ảnh: Văn Trung)

Chủ tịch Hội - ông Hoàng Kim Thăng cho biết: phong trào thi đua 5 năm (2004 - 2009) gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Cựu chiến binh toàn quốc lần thứ III và Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt Nam trong giai đoạn mới”. Nhận thức rõ, Phúc Ninh là xã nghèo, thuần nông, kinh tế kém phát triển nên Hội CCB phải là tổ chức chính trị, xã hội thật sự vững mạnh và là nòng cốt trong mọi phong trào tại địa phương, Hội đặc biệt quan tâm đến củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên, chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng để mỗi hội viên phát huy bản chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới, gương mẫu trong mọi hoạt động. Do đó, số hội viên đã tăng dần từ 61 người năm 2004 đến nay là 75 người. Cả 4/4 chi hội đều phát triển được hội viên mới và củng cố tổ chức, duy trì sinh hoạt và đẩy mạnh các phong trào tại chi hội mình.

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng và chính quyền, Hội đã đã xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng vì CCB phải là những hạt nhân tiêu biểu nhất, không ngừng phấn đấu trở thành đảng viên và là người đảng viên tiền phong gương mẫu. Đến nay, đã có 5 hội viên CCB tham gia cấp ủy; 3 người là trưởng phó các đoàn thể, 1 người là trưởng công an, 1 người là chỉ huy trưởng dân quân xã và nhiều người là công an viên là thôn đội trưởng. Đặc biệt, cán bộ CCB là thành viên các tổ hoà giải rất có uy tín trong cộng đồng, giải quyết được nhiều vụ việc, được nhân dân trong làng ngoài xã tín nhiệm.

 Nét nổi bật của Hội CCB xã Phúc Ninh là gia đình hội viên nào cũng gương mẫu chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật, không có con em CCB nào mắc các tệ nạn xã hội. Đó cũng là cơ sở để Phúc Ninh nhiều năm qua là xã không ma tuý; không có vụ phạm pháp hình sự nào xảy ra. Là một trong những xã nghèo nhất ở Yên Bình và qua phân tích thì cái nghèo ở Phúc Ninh chủ yếu do điều kiện tự nhiên khó khăn, đất đã thiếu lại rất xấu, núi đá vôi nhiều nhưng quá xa trung tâm nên không khai thác được; địa hình bên núi, bên hồ lũ lụt liên miên, trình độ canh tác của người dân còn rất thấp kém. Dẫu vậy, không ít hội viên đã nói rằng: “Thắng  đế quốc, thực dân là rất khó nhưng thắng cái nghèo đói khó cũng chẳng kém! Nhưng chúng ta đã thắng đế quốc, thực dân, chúng ta cũng sẽ thắng đói nghèo!”. Con đường để vượt qua đói nghèo là tăng gia lao động sản xuất, thâm canh, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và cây trồng vật nuôi...

Trên trận tuyến mới, người CCB lại miệt mại lên rừng, xuống ruộng sao cho lúa của CCB tốt hơn lúa mọi nhà, trâu bò của hội viên béo khoẻ, sinh sản tốt hơn trâu bò của bà con trong vùng... Cách làm đơn giản ấy đã giúp 60 gia đình CCB Phúc Ninh thoát nghèo và có cuộc sống khá. Nhiều gia đình CCB trở thành điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất như gia đình ông Lý Văn Tư, Hứa Văn Quảng, Hoàng Công Sự... Nét đẹp của CCB nói chung và CCB Phúc Ninh nói riêng là có khi bát ăn, bát để là nghĩ đến đồng đội, nghĩ đến anh em. “Ngày đồng đội” ở Phúc Ninh được tổ chức tốt với những việc làm cụ thể, thiết thực như: sửa chữa nhà cửa, đào ao thả cá, phát rừng, tỉa cây...

Không dừng lại ở đó, anh em CCB còn giúp nhau vốn, con giống, cây giống để phát triển kinh tế. Mỗi khi đồng đội có việc hiếu, hỷ, ốm đau thì anh em, đồng chí có mặt sớm nhất lo lắng giúp nhau giải quyết công việc, khắc phục khó khăn cho thật trọn nghĩa, vẹn tình. Những nỗ lực của họ đã trở thành những tấm gương sáng để nhân dân học tập và làm theo để xây dựng quê hương Phúc Ninh tiến lên giàu mạnh.

Lê Phiên

Các tin khác
Xưởng sản xuất gạch của anh Phạm Huy Du ở xã Đại Đồng tạo việc làm cho 7 lao động có thu nhập từ 1,8 - 2 triệu đồng/người/tháng.

YBĐT - Nhìn những viên gạch đang được sản xuất để xuất bán cho kịp đơn đặt hàng, anh Phạm Huy Du ở thôn Hồng Xuân, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình (Yên Bái) nhớ lại những năm tháng khởi nghiệp gian khó...

Thanh niên Văn Yên học nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện. (Ảnh: Thu Hạnh)

YBĐT - Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở huyện Văn Yên (Yên Bái) thực sự đã đi vào chiều sâu, làm chuyển biến cơ bản về nhận thức, tư tưởng và nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Trong đó thôn Cầu Có, xã Đông Cuông là một trong những điển hình trong phong trào xây dựng làng bản văn hoá ở địa phương.

Kiểm tra mắt cho bệnh nhân đục thủy tinh thể trước khi phẫu thuật.

YBĐT - Mới đây, đoàn cán bộ y, bác sĩ Khoa Mắt của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện thành công 21 ca mổ đục thủy tinh thể bằng máy mổ Phaco do Tổ chức ORBIS tài trợ tại huyện Mù Cang Chải. Các bác sĩ đã thắp lại “nguồn sáng” cho người nghèo ở vùng cao này.

Chiều 14/12 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo, thông tin một số kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục