Giá thuốc cao: Bị 'làm giá' từ nhà sản xuất

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/4/2010 | 1:59:15 PM

Giá thuốc tăng cao do bị nhà sản xuất nước ngoài làm giá trước khi cho nhập vào Việt Nam, chuyên gia nhận định tại cuộc họp được Cục Quản lý Dược và Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cùng các ban ngành liên quan tổ chức ngày 20-4, tại TPHCM.

Quản từ ngọn

Thực tế theo các chuyên gia lĩnh vực dược, giá thuốc tăng cao là đã bị nhà sản xuất ở nước ngoài làm giá trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Quản lý Dược, cho biết: “Nhà sản xuất ký với nhà phân phối nhưng thực chất nhà phân phối không biết loại thuốc mình đang nắm giữ  được nhà sản xuất bán giá bao nhiêu nên nhà phân phối phải chấp nhận mức giá mà nhà sản xuất đưa ra. Vì vậy tìm hiểu giá thuốc từ nhà sản xuất là rất khó”.

Bất hợp lý hơn là hiện nay từ giá nhập khẩu đến giá bán buôn khi thuốc vào Việt Nam quá cao, trong khi từ bán buôn đến bán lẻ rất thấp. Theo đại diện của Sở Y tế Bình Dương, trên thế giới không áp dụng phương thức này mà họ kiểm soát giá chặt từ gốc đến bán buôn và bán lẻ theo khung nhất định.

Ông Lê Thanh Liêm - GĐ Sở Y tế Long An cho biết, Việt Nam lệ thuộc 90% nguyên liệu sản xuất thuốc từ nước ngoài nên rất khó kiểm soát giá.

Đó là chưa kể có các nhà cung cấp thuốc ở nước ngoài chọn nhiều nhà nhập khẩu thuốc vào VN, có khi đến 5 công ty nhập khẩu cùng nhập một mặt hàng.

Theo ông Trương Việt Khoa - GĐ Kinh doanh Cty Dược phẩm Sài Gòn, sau khi 5 công ty phân phối này đưa thuốc về Việt Nam, từng Cty kê khai giá thuốc khác nhau làm đảo lộn thị trường dược phẩm.

Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng- GĐ Bệnh viện Bình Dân TPHCM cũng cho rằng, Bộ Y tế nên nắm giá từ nhà sản xuất chứ không nên nắm giá từ nhà nhập khẩu.

Nên đấu thầu quốc gia

Bác sĩ Nguyễn Văn Khôi - Phó GĐ BV Chợ Rẫy, cho rằng, tâm lý sính thuốc ngoại của người bệnh cũng làm cho giá thuốc bị đội lên. “Có hiện tượng, chiết khấu chi hoa hồng cao nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thuốc” -  Bác sĩ Khôi khẳng định.

Theo ông Lê Thanh Liêm, nên thống nhất đấu thầu quốc gia tránh tình trạng mỗi nơi mỗi giá, phức tạp, tốn kém thời gian, gây rối rắm bởi trong hội đồng thầu cũng có người thích thuốc của công ty dược này nhưng có người lại thích công ty kia. Đại diện Sở Y tế Bình Dương cũng cho rằng, Bộ Y tế nên tổ chức đấu thầu thuốc quốc gia.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xem xét việc đấu thầu quốc gia các mặt hàng thuốc thiết yếu trình Thủ tướng. Tuy nhiên đến nay chưa thực hiện được.

Theo Cục Quản lý Dược, giá thuốc mỗi tỉnh mỗi khác bởi mỗi tỉnh có một phương án, hội đồng đấu thầu riêng nên mới có tình trạng cùng một loại thuốc nhưng giá tỉnh này khác tỉnh kia.

(Theo TPO)

 

Các tin khác
Từ nhiều tháng nay, Sông Hồng luôn rơi vào tình trạng cạn kiệt ở mức báo động.

Ba tháng đầu năm 2010, nhiều sông trên toàn quốc, đặc biệt là sông Hồng, cạn kiệt nghiêm trọng. Mực nước sông ở Hà Nội đang ở mức thấp nhất trong lịch sử theo chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ hơn 100 năm qua.

Lớp đại học thú y chăn nuôi được Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật liên kết đào tạo mở tại địa phương.

YBĐT - Tính từ năm 1998 đến 2009, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 6 trường tham gia liên kết đào tạo, mở 113 lớp với 8.463 học viên theo học. Tuy nhiên, điều đáng nói là kế hoạch đào tạo, cơ cấu ngành nghề chưa thực sự được các trường quan tâm khảo sát từ thực tiễn nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh. Vì thế đã có tình trạng ngành thì quá thừa, ngành lại thiếu.

Một cuộc giao ban của Đảng ủy xã Hòa Cuông với các bí thư chi bộ và trưởng thôn, bản.

YBĐT - Nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đề ra chỉ tiêu kết nạp 30 đảng viên mới nhưng đến nay mới kết nạp được 26 đảng viên. Tuy khó khăn song Đảng bộ quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu này theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX đã đề ra.

YBĐT - Trận mưa đá sáng ngày 7 tháng 4 năm 2010 ở xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã để lại hậu quả hết sức nặng nề.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục