Hà Nội: Mức tăng học phí trường công lập cao nhất gấp 2 lần

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2010 | 2:29:16 PM

Đề xuất tăng học phí các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn được HĐND TP Hà Nội xem xét tại kỳ họp khai mạc vào hôm nay 13-7. Phó giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga cho biết:

Miễn giảm học phí cho học sinh tại 15 xã

Bà Phạm Thị Hồng Nga - Ảnh: X.Long

Bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết theo quyết định 30 của Thủ tướng, Hà Nội có chín xã miền núi khó khăn gồm Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì); Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai); Yên Trung (huyện Thạch Thất) và An Phú (huyện Mỹ Đức) được miễn toàn bộ học phí.

Tuy nhiên, trong đề án điều chỉnh học phí trình HĐND TP lần này, TP đề xuất miễn học phí đối với học sinh ở sáu xã nữa gồm: Ba Trại, Tản Lĩnh, Minh Châu (Ba Vì); Yên Bình, Tiến Xuân (Thạch Thất) và xã Vân Hà (Phúc Thọ). Ngoài ra, những xã này cũng được ngân sách cấp, hỗ trợ thêm mỗi học sinh 70.000 đồng/tháng để mua sắm đồ dùng học tập.

- Theo nghị định 49 của Chính phủ, từ năm học 2010-2011, cả nước đều có thay đổi về học phí, quy định miễn giảm học phí và cơ chế thu học phí đối với khối công lập của cấp học mầm non và phổ thông. Nghị định này có ba khung: học phí ở thành thị cho phép từ 40.000-200.000 đồng, ở nông thôn từ 20.000-80.000 đồng, ở miền núi từ 5.000-40.000 đồng. Một căn cứ nữa là hiện Hà Nội đang áp dụng bốn mức thu học phí khác nhau do hợp nhất từ bốn địa phương khi mở rộng Hà Nội.

Quan điểm của TP là điều chỉnh học phí phải đảm bảo khả năng chi trả của các hộ dân và không vì mức học phí này mà học sinh phải bỏ học. Bên cạnh đó phải tuân theo quy định của Chính phủ là học phí không vượt quá 5% thu nhập bình quân của hộ gia đình.

* Phụ huynh đồng tình cần thống nhất mức học phí trên địa bàn sau sáp nhập, nhưng mức điều chỉnh tăng cao nhất lên gấp năm lần hiện nay khiến mọi người lo lắng, thưa bà?

- Thật ra trong đề án điều chỉnh học phí trình HĐND TP kỳ này chỉ tăng tại khu vực thành thị, còn ở khu vực nông thôn và những vùng mới mở rộng hầu như không tăng học phí. Ví dụ khối nhà trẻ ở các huyện hiện đang thu 70.000 đồng/HS/tháng, giờ giảm xuống còn 40.000 đồng. Còn tại khu vực thành thị, đúng là trong đề xuất ban đầu khối trung học cơ sở (THCS) tăng tới năm lần, khối trung học phổ thông (THPT) tăng bốn lần.

Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri và tiếp thu phản biện của các tổ chức, đơn vị, TP đã thống nhất phải hạ mức tăng xuống, không thể tăng cao ngay một lúc được.

* Quan điểm của HĐND TP là mức tăng học phí tối đa không quá 1,5-2 lần hiện nay, vậy TP sẽ tiếp thu thế nào khi điều chỉnh mức tăng đề xuất ban đầu?

- Chúng tôi đã chủ động điều chỉnh mức tăng học phí tại khu vực thành thị đúng với quan điểm của HĐND TP và kiến nghị của cử tri, đó là chỉ tăng hơn một lần, mức tăng cao nhất mới gấp hai lần. Cụ thể, lúc đầu đề xuất thu học phí khối THCS tại thành thị từ 20.000 đồng/học sinh/tháng lên 100.000 đồng/học sinh/tháng, nay rút xuống còn 40.000 đồng/học sinh/tháng; còn mức tăng đối với khối THPT dự kiến ban đầu nâng lên 120.000 đồng/học sinh/tháng, giờ chỉ đề xuất thu 60.000 đồng/học sinh/tháng.

* Còn tình trạng lạm thu ngoài học phí, Sở GD-ĐT TP sẽ có giải pháp gì để chấn chỉnh, thưa bà?

- Khi áp dụng mức thu học phí mới tới đây, Sở GD-ĐT TP sẽ có văn bản hướng dẫn việc quản lý thu, sử dụng và chi học phí, đồng thời sẽ tăng cường kiểm tra, đảm bảo tính minh bạch trong chuyện thu học phí. Riêng tình trạng lạm thu ngoài học phí, TP và sở đều không đồng tình với việc này. Chúng tôi sẽ phân cấp cho các quận huyện kiểm tra, ngăn chặn những khoản thu không đúng quy định, nếu thiếu thì ngân sách TP sẽ hỗ trợ chứ không lấy lý do trang trải không đủ để thu thêm. Vì vậy, sở và các quận huyện sẽ có kế hoạch kiểm tra để tình trạng lạm thu không xảy ra.

(Theo HNM)

Các tin khác
Xã Tân Hợp, huyện Văn Yên ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” nhằm hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân và người có nguy cơ bị BLGĐ.

Văn Yên đã chú trọng xây dựng mạng lưới bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình (BLGĐ) tại các xã, thị trấn với 12 mô hình phòng, chống BLGĐ; 167 câu lạc bộ (CLB) gia đình phát triển bền vững, gia đình hạnh phúc, phòng, chống BLGĐ...

Các hộ nghèo được tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế hộ hiệu quả trên địa bàn.Trong ảnh: Người dân tìm hiểu mô hình trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao của anh Nguyễn Mạnh Thương (đứng giữa), thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.

Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, thông tin, truyền thông được xem là giải pháp hiệu quả mà huyện Văn Chấn quan tâm đẩy mạnh.

Một tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi trong Chương trình “Ngày hội đón hè - vui Tết thiếu nhi 1/6”

Ngày 20/5, Hội đồng Đội tỉnh - Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi (HĐTTN) tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình “Ngày hội đón hè - vui Tết thiếu nhi 1/6”.

Công ty Điện lực Yên Bái ủng hộ 50 triệu đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024.

Sáng nay - 20/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Yên Bái tiếp nhận tiền ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội tỉnh Yên Bái năm 2024 của Công ty Điện lực Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục