Bất thường trong vụ 20 triệu viên Tamiflu dự trữ

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/9/2010 | 8:31:17 AM

Trong quá trình tổ chức thực hiện mua nguyên liệu sản xuất thuốc Tamiflu và thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate phòng chống dịch cúm A/H5N1 vào năm 2006, nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Y tế đã buông lỏng quản lý, làm trái quyết định của Thủ tướng.

Cuối  năm 2005, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ xảy ra đại dịch cúm gia cầm ở người, Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương đầu tư trang thiết bị, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phòng chống đại dịch.

Sau đó, riêng về vấn đề thuốc dự trữ, theo đề nghị của Bộ Y tế, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch dự trữ quốc gia thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc Oseltamivir để phòng chống dịch cúm A/H5N1. Số thuốc dự trữ được Bộ Y tế đề xuất (tại Báo cáo số 58/BC-BYT ngày 16.11.2005) là đủ 30 triệu viên (đến 30.6.2006). Sau đó, kế hoạch này được Chính phủ điều chỉnh xuống còn 20 triệu viên. Dự trữ thuốc dưới hai hình thức: sản xuất 10 triệu viên, hoàn thành trong tháng 3.2006 và dự trữ dưới dạng nguyên liệu đủ sản xuất 10 triệu viên Oseltamivir.

Theo cơ quan chức năng, mặc dù trong 2 năm (2003 - 2005) cả nước chỉ có 91 ca mắc bệnh nhưng Bộ Y tế vẫn đề xuất mốc thời gian đến 30.6.2006 phải dự trữ đủ 30 triệu viên thuốc, tương đương 3 triệu liều cho 3 triệu người. Việc tham mưu đề xuất như trên là thiếu căn cứ thực tiễn về tình hình diễn biến của dịch tại VN. Việc nói quá về tình hình đại dịch xảy ra đã được xác nhận là không chỉ tại VN.

Hàng triệu USD bất minh

Cơ quan chức năng cũng chỉ ra Bộ Y tế đã vi phạm nhiều quy định trong quá trình triển khai mua nguyên liệu làm thuốc, dẫn đến việc doanh nghiệp đã mua nguyên liệu từ nguồn cung cấp với giá cao.

Cụ thể, 4 công ty được Bộ Y tế đặt hàng mua nguyên liệu sản xuất thuốc là Công ty dược và vật tư - y tế Phú Yên (Pymepharco); Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long; Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm và Công ty Stada Việt Nam. Trong quá trình đặt hàng 4 công ty trên, biên bản của “Hội đồng thẩm định các cơ sở đủ điều kiện sản xuất thuốc” của Bộ Y tế tại buổi làm việc với 4 công  ty đã  không có nội dung thương thảo về giá; biên bản làm việc không có chữ ký của công ty; đơn đặt hàng đã được Hội đồng thẩm định gửi cho công ty ngay tại buổi kiểm tra trong khi chưa có báo cáo lên Bộ trưởng.

Từ kết quả này, 4 công ty đã đặt mua 2.030 kg nguyên liệu Oseltamivir (do Hetero Labs Limited Ấn Độ sản xuất) với giá 17.500 - 18.000 USD/kg, cao hơn nhiều so với giá Bộ Y tế đã báo cáo là 12.000 USD/kg (báo cáo tại Kế hoạch số 59/BYT-QLD ngày 16.11.2005). Trong đó, các công ty Stada Việt Nam, Imexpharm và Pymepharco mua 1.510 kg với giá 18.000 USD/kg từ nhà cung cấp Stada Import Hồng Kông, với tổng số tiền là 27.180.000 USD. Đáng lưu ý, sau khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, 3 công ty dược trong nước: Stada Việt Nam, Pymepharco, Imexpharm đã được nhận lại tổng số tiền hơn 2,8 triệu USD. Số tiền này, cơ quan chức năng đã yêu cầu phải hoàn trả ngân sách nhà nước.

Riêng Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long mua 520 kg nguyên liệu từ  Công ty Mambo Overeas Limited Singapore với giá 17.500 USD/kg, thành tiền là 9.100.000 USD. Thế nhưng, công ty này chỉ thanh toán cho bên bán 5.252.000 USD và giữ lại số tiền hơn 3,8 triệu USD, nhưng số tiền giữ lại không được thể hiện trong báo cáo tài chính.

Thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29.12.2000 đã nêu rõ: “Trường hợp đặc biệt giá trị gói thầu từ 1 tỉ đồng trở lên, nếu cần chỉ định thầu, các bộ, ngành cần có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định”. Thế nhưng, Bộ Y tế đã không có văn bản gửi Bộ Tài chính thẩm định và không báo cáo Thủ tướng trước khi đặt hàng cho 4 công ty sản xuất và cung cấp thuốc. Đồng thời, Bộ Y tế cũng không phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá mua thuốc trước khi có đơn đặt hàng cho các công ty sản xuất để làm căn cứ pháp lý; đơn đặt hàng không ghi đơn giá và giao cho các công ty tự tìm nguồn mua nguyên liệu, tự xây dựng giá thuốc dẫn đến việc thẩm định giá thuốc bị động và phụ thuộc vào giá do doanh nghiệp đề xuất.

Ngoài ra, việc Bộ Y tế không báo cáo xin phép Thủ tướng trước khi đặt hàng sản xuất và cung cấp thuốc với 4 công ty là sai quy định tại Quyết định số 1239/QĐ của Thủ tướng Chính phủ “Thực hiện kế hoạch dự trữ thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate theo quy định của Chính phủ". 

(Theo TNO)

Các tin khác
130 ngàn học sinh ở Yên Bái đã vào năm học mới.

YBĐT - Đến ngày 5/9, tất cả các trường học ở Yên Bái đã tiến hành khai giảng năm học mới. Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến chúc mừng, chia vui với thầy và trò các trường học trong tỉnh Yên Bái.

Đồng chí Ngô Thị Chinh tặng quà cho 3 trường học.

YBĐT – Đến ngày 5/9, tất cả các trường học ở Yên Bái đã tiến hành khai giảng năm học mới. Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến chúc mừng, chia vui với thầy và trò các trường học trong tỉnh Yên Bái.

GS Ngô Bảo Châu:

Chiều 3/9, sau cuộc họp với các doanh nghiệp cùng nhiều nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết, GS Ngô Bảo Châu quyết định thành lập “Quỹ vì tinh thần hiếu học” thay vì “Quỹ học bổng Ngô Bảo Châu” như anh từng đề cập.

Buổi học đầu tiên của cô và trò trường tiểu học và THCS Pá Hu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu trong năm học mới.

YBĐT – Bước vào năm học 2010 – 2011 huyện Trạm Tấu đón trên 7.000 học sinh các cấp học, ngay từ đầu tháng 8, tất cả các trường trên địa bàn huyện đã tích cực triển khai công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, học sinh sẵn sàng đón năm học mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục