Những bước phát triển trong công tác giáo dục - đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010
- Cập nhật: Thứ năm, 23/9/2010 | 10:47:24 AM
YBĐT - Nhiệm kỳ 2005 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Yên Bái đã triển khai thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh về công tác GD-ĐT trên địa bàn toàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng.
Cô trò Trường tiểu học kim Đồng (thị trấn Yên Thế - Lục Yên) trong giờ học. (Ảnh: Tô Anh Hải)
|
Mạng lưới trường, lớp từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục được củng cố, chất lượng giáo dục được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.
Trong nhiệm kỳ qua, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU về “Đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng GD - ĐT giai đoạn 2009 - 2015”; HĐND đã ban hành Nghị quyết số 03, Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 39 và Nghị quyết số 11, Nghị quyết số 04, Nghị quyết số 22 về công tác GD - ĐT của tỉnh; UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng về phát triển sự nghiệp GD - ĐT... Các nghị quyết, văn bản này là cơ sở quan trọng để ngành GD - ĐT Yên Bái triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển GD - ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái.
Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 19/8/2009 về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng GD - ĐT giai đoạn 2009 - 2015, Sở GD - ĐT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết tới các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, trường học trong tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 về chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết. Đến nay, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết, tổ chức quán triệt, học tập đối với các Đảng bộ, cán bộ chủ chốt ở cấp huyện, cấp xã; 180 xã, phường, thị trấn đã tổ chức quán triệt, triển khai học tập, xây dựng chương trình hành động ở cấp mình. Nghị quyết số 10/NQ-TU đã được triển khai sâu rộng tới tất cả Đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên ở các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.
Sau hơn một năm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; toàn ngành hiện có 573 trường, 6.766 nhóm, lớp, 184.822 cháu mầm non, học sinh, học viên. So với thời điểm trước khi ban hành Nghị quyết, ngành học mầm non giảm 3 trường, tăng 40 lớp, bậc học phổ thông giảm 18 trường, 243 lớp do thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học, tăng quy mô học sinh. Đến nay đã có 89%/100% xã có trường mầm non (mục tiêu đến năm 2015). Đến nay, toàn tỉnh có 178/180 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) trung học cơ sở, đạt 99% xã so với mục tiêu 100% trong năm 2010.
Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có trên 64% phòng học được xây dựng kiên cố, đạt 80% đối với mục tiêu của cả giai đoạn 2009 - 2015 của Nghị quyết. Số trường tiểu học có phòng tin học đạt 5,3%, số trường THCS có phòng tin học đạt 35% so với mục tiêu đặt ra đến 2015 còn 65% chưa đạt; hiện nay đã có 70% trường học được kết nối Internet phục vụ giảng dạy và công tác quản lý giáo dục. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành được chú trọng quan tâm. Tỷ lệ giáo viên các ngành học đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên: mầm non 99,3%; tiểu học 99,6%; THCS 98,66%; THPT 97,8%.
Cùng với triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy, toàn ngành đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 03, Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 39 và Nghị quyết số 11, Nghị quyết số 04, Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến tháng 5/2010, toàn tỉnh xây dựng được 93/105 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 13 trường mầm non, 59 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông.
Cơ sở vật chất của Trường Tiểu học xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải được đầu tư xây dựng khang trang.
Toàn tỉnh có 83/93 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 89,2% kế hoạch. Hệ thống giáo dục ngoài công lập được quan tâm đầu tư phát triển, hiện nay toàn tỉnh có 17 trường ngoài công lập (mầm non 12 trường; Tiểu học: 02 trường; THPT 03 trường; trung cấp chuyên nghiệp: 01 trường, cao đẳng: 01 trường).
Ngành GD - ĐT tỉnh thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, tạo môi trường phát triển bền vững. Số trung tâm học tập cộng đồng tăng theo các năm, đến nay đã có 172 trung tâm, một số trung tâm hoạt động có hiệu quả, phát huy tốt chức năng của trung tâm trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người lao động (Trung tâm HTCĐ Hán Đà - Yên Bình, Trung tâm HTCĐ Bảo Hưng - Trấn Yên...).
Toàn ngành đã tích cực rà soát, sắp xếp, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo phù hợp với trình độ năng lực của từng đối tượng. Đến thời điểm tháng 9/2009, số đối tượng dôi dư phải bố trí giải quyết, sắp xếp tổng số là 1.087 người. Sau khi rà soát, sắp xếp giảm 31 trường, giảm 230 lớp, số giáo viên dôi dư cần bố trí sắp xếp tăng thêm 358 cán bộ quản lý, giáo viên. Đến tháng 6/2010, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư cần phải bố trí, sắp xếp từ khi ban hành nghị quyết đến hết năm 2011 là 1.445 người. Trong năm học 2009 - 2010, các đơn vị đã hoàn thành phân cấp quản lý đến các đơn vị trường học, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho 100% các trường học, cơ sở giáo dục về tài chính, biên chế và chất lượng, hiệu quả giáo dục...
5 năm qua, ngành GD - ĐT tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND về công tác GD - ĐT, đồng thời triển khai thực hiện tốt các chỉ thị của Bộ GD - ĐT, UBND tỉnh theo nhiệm vụ của từng năm học và các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Hai không”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... tới tất cả các trường học, các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Công tác đổi mới quản lý giáo dục được ngành đặc biệt quan tâm, coi đây là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành đã tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học với cấp THPT, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học, THCS, THPT, GDCN&TX năm học 2009 - 2010. Kết quả, đã có 191 giáo viên đạt giải (tiểu học: 61 giải, THCS: 87 giải, THPT: 43 giải), đạt tỷ lệ 2,3% so với tổng số giáo viên... Công tác chống mù chữ, PCGD tiểu học tiếp tục được giữ vững và nâng cao chất lượng; PCGD tiểu học đúng độ tuổi đã được tích cực chỉ đạo thực hiện với các giải pháp đồng bộ nên đến tháng 12/2009, tỉnh đã được Bộ GD - ĐT công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi.
Giờ học môn tin học của học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Trạm Tấu.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác GD - ĐT, chất lượng giáo dục từ ngành học mầm non đến THPT của tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Năm học 2009- 2010, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều chuyển biến; trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng còn 7,5% (giảm 3,4%), trẻ mẫu giáo còn 11% (giảm 4,7%). Các trường mầm non đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 95,6% trẻ nhà trẻ, 90,4% trẻ mẫu giáo. Giáo dục tiểu học cũng có những bước tiến quan trọng. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2009 - 22010: học sinh học lực khá giỏi môn Toán tăng 8,3%, môn Tiếng Việt tăng 7,11%; học lực yếu môn Toán 3,67%, giảm 3,04%, môn Tiếng Việt 3,73%, giảm 2,71%; tỷ lệ xếp loại khá giỏi ở một số huyện đã tăng đáng kể so với năm học trước: môn Toán: Mù Cang Chải tăng 12,07%, Văn Chấn 11,43%, Văn Yên 10,37%; môn Tiếng Việt: Văn Chấn tăng 9,44%, Mù Cang Chải 9,02%, Trạm Tấu 7,18%.
Bậc trung học cơ sở: học sinh xếp loại học lực giỏi 3,88%, tăng 0,23%, xếp loại yếu kém còn 6,17%, giảm 2,08%; một số đơn vị có tỷ lệ học sinh học lực giỏi tăng cao như thành phố Yên Bái tăng 1,98%, Lục Yên tăng 1,58%. Bậc THPT thực hiện phân ban kết hợp với chủ đề tự chọn, phân hóa; đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường kỹ năng tự học, tự nghiên cứu bài học, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo cho học sinh. Khuyến khích giáo viên sử dụng bài giảng điện tử, khai thác, sử dụng có hiệu quả mạng Internet phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Kết quả thi tốt nghiệp phổ thông h#ng năm tăng (năm 2007 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 48%, năm 2008 đỗ 72%, năm 2009 đỗ 75%, năm 2010 đạt 98,18%, tăng 23,58% so năm 2009. Trong mỗi năm học, ngành đều tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thành lập, tổ chức bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của tỉnh. Từ năm 2006 - 2010, toàn tỉnh có 69 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, riêng năm 2010 có 29 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia (15 giải ba, 14 giải khuyến khích, tăng 7 giải so với năm trước), xếp thứ 7/15 tỉnh vùng I.
Với những kết quả đạt được của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành GD - ĐT Yên Bái trong 5 năm qua, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD - ĐT, UBND tỉnh... tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua, công tác GD - ĐT của tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần phải thực hiện tốt hơn trong những năm tới đó là. Ngành GD - ĐT Yên Bái phải có giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao, bởi chất lượng giáo dục ở vùng cao hiện nay vẫn còn thấp và thiếu bền vững, đặc biệt phải làm tốt công tác PCGD tiểu học đúng độ tuổi ở vùng cao tốt hơn thì tỉnh mới duy trì được PCGD tiểu học đúng độ tuổi; ngành cần rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp cho hợp lý; đẩy nhanh việc giải quyết giáo viên dôi dư; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý, đảm bảo về cơ cấu, tránh tình trạng vùng thấp thừa giáo viên dạy một số môn, nhưng vùng cao lại luôn rơi vào tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay; đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012... có như vậy công tác GD - ĐT của tỉnh mới có bước tiến vững chắc trong những năm tới.
Minh Hằng
Các tin khác
YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2010, Huyện Đoàn Văn Chấn (Yên Bái) đã tổ chức 35 buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phát trên 2.300 tờ rơi tuyên truyền luật giao thông tại các cụm, điểm đông dân cư trên các tuyến đường; phổ biến, tuyên truyền về Luật Hôn nhân, gia đình, Pháp lệnh Dân số, các quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo nổ… cho trên 5.400 lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Không hẳn do thiếu đất, thiếu tiền, mà lớn hơn là thiếu trách nhiệm, chế tài, kiểm tra, giám sát… nên hiệu quả đầu tư xây dựng khu vui chơi, giải trí cho trẻ em chưa đạt yêu cầu.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ soạn thảo, ban hành thông tư liên tịch quy định về khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong phòng chống tham nhũng và người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
YBĐT - Với một huyện nghèo nhất nhì cả nước như Trạm Tấu thì để có được một cái tết Trung thu thực sự có ý nghĩa quả thực hết sức khó khăn, song với sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được đón một cái tết Trung thu vui vẻ và tràn đầy tình yêu thương.