Phù Nham - Xã tiêu biểu của huyện Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/9/2010 | 3:02:21 PM

YBĐT - Trong số các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái thì xã Phù Nham, huyện Văn Chấn thực sự là lá cờ đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự.

Vụ khoai tây năm 2009, toàn huyện Văn Chấn thu hoạch gần 2.000 tấn. (Trong ảnh: Nông dân Văn Chấn kiểm tra sự sinh trưởng của khoai tây).
Vụ khoai tây năm 2009, toàn huyện Văn Chấn thu hoạch gần 2.000 tấn. (Trong ảnh: Nông dân Văn Chấn kiểm tra sự sinh trưởng của khoai tây).

Nhận định ấy không khó để kiểm chứng khi vùng quê thuộc vùng lòng chảo Mường Lò, bên dòng Thia thơ mộng thay da, đổi thịt từng ngày. Trên cánh đồng làng, lúa ngô, rau màu tốt bời bời. Đường đi, lối lại giữa các thôn, bản đều được làm phong quang, sạch sẽ. Những ngôi nhà khang trang, to đẹp đã thay thế những mái lá xiêu vẹo rồi trường học, trạm xá, nhà văn hóa thôn... được xây dựng kiên cố góp phần chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Cùng với Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Văn Bốn xuống các thôn, bản kiểm tra công tác thu mùa, làm đông, chúng tôi hiểu được rằng Phù Nham no ấm chính là tinh thần lao động và tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người Thái, người Mường, người Kinh, người Tày nơi đây. Lúa sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt. “Khi phần lớn nông dân địa phương khác còn cấy giống CR203 thì ở Phù Nham đã chuyển giống Tiên ưu 63, lúc họ dùng giống Tiên ưu 63 thì chúng tôi cấy Nhị ưu 838, còn vụ này nông dân khắp nơi cấy Nhị ưu 838 thì bà con Phù Nham đã cơ bản chuyển sang giống Nghi hương 305 rồi”. - Bí thư Hoàng Văn Bốn đã nói với chúng tôi như vậy. Năng suất lúa ở Phù Nham luôn đứng ở tốp đầu, ngô đông trên ruộng 2 vụ năm nào cũng làm nhiều nhất (200/284 ha ruộng).

Tuy nhiên, chuyện trồng cấy ở Phù Nham phải là cà chua, mướp đắng mới là điển hình nhất. Thu về 220 đến 250 triệu/ha đất canh tác không phải là chuyện hiếm, tất nhiên không phải là chuyện dễ làm - ông Vũ Xuân Hoà, trưởng thôn Nong Ỏ đã tự hào nói với chúng tôi như vậy. Tự hào lắm vì 60 hộ ở Nong Ỏ không còn nhà nghèo, làm rau màu chất lượng cao như cà chua, hành hoa, súp lơ, đậu Hà Lan... đã thành nghề chính của bà con trong thôn. Riêng sản phẩm cà chua Văn Chấn đã là sản phẩm có thương hiệu ở Nghĩa Lộ, Yên Bái và đã xuôi cả về Hà Nội.

Gieo trồng tốt, thúc đẩy chăn nuôi phát triển, hiện đàn lợn của xã vẫn duy trì từ 5 đến 6 nghìn con, đàn gà, vịt mỗi năm xuất bán trên 400 tấn, riêng đàn trâu bò tăng không đáng kể vì bãi chăn thả ngày càng hẹp, trong khi việc làm đất đã cơ bản được cơ giới hoá. Mấy thôn vùng sâu, vùng xa không có cánh đồng bằng phẳng đã biết tận dụng tiềm năng đất rừng để làm giàu, hiện 933 ha đất lâm nghiệp của xã đã được phủ kín các loại cây lâm nghiệp theo Dự án 661 và trồng rừng kinh tế với các giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kinh tế có bước phát triển khá góp phần quan trọng nâng cao mức sống người dân, hạ nhanh tỷ lệ đói nghèo và là điều kiện để Đảng bộ, chính quyền huy động xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội khác. Phù Nham đã có đường giao thông đi lại thuận tiện, có trường học, trạm y tế, nhà văn hoá khang trang, nhờ vậy 100% số trẻ 5 tuổi được ra lớp, 80% số trẻ mầm non đã đến trường; trung tâm học tập cộng động của xã hoạt động hiệu quả, là nơi để hội viên phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân... bổ trợ kiến thức sản xuất cũng như các mặt của đời sống xã hội thông qua các đợt tập huấn, hội thảo...

Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ, việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú ý; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giao. Sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể thao đã có bước phát triển. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã đi vào chiều sâu, toàn xã đã ra mắt 10 làng văn hoá, trong đó 4 làng đã được công nhận... an ninh trật tự được đảm bảo, tai tệ nạn xã hội được kìm chế và đẩy lùi; nhiệm vụ quốc phòng được củng cố với trung đội dân quân huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, hàng năm làm tốt công tác gọi thanh niên lên đường nhập ngũ và đón công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về.

Bức tranh nông nghiệp, nông thôn và nông dân Phù Nham thực sự tươi mầu. Thành quả ấy là nhờ tinh thần vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất của người dân và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã với 186 đảng viên đang sinh hoạt tại 21 chi bộ thôn, bản và nhà trường. Con đường xây dựng Phù Nham trở thành xã “Nông thôn mới” trong tương lai là có cơ sở để thực hiện, nhưng để đạt được những tiêu chí khắt khe ấy cần có sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã, cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả từ huyện và tỉnh.

Lê Phiên

Các tin khác
Các học viên chữa trị, cắt cơn nghiện tại khu B - Trung tâm Cai nghiện tỉnh trên hồ Thác Bà.

YBĐT - Yên Bình là huyện vùng thấp, nằm giáp ranh với các huyện: Lục Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Địa bàn có quốc lộ 2, quốc lộ 37 và các tuyến tỉnh lộ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng vì thế mà công tác phòng chống, ngăn chặn tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn.

Có đến 95% người chơi game là học sinh, sinh viên.

YBĐT - Trước thực trạng nghiện game của giới trẻ và các điểm internet ngày càng gia tăng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 1752/CT-TTg yêu cầu tiến hành tổng điều tra hộ nghèo trên phạm vi toàn quốc. Cuộc tổng điều tra được thực hiện từ ngày 21/9 đến 30/11/2010.

Lãnh đạo trường THPT Hữu Nghị vừa cho biết, sáng 23.9, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và ra quyết định đình chỉ học tập trong thời hạn một năm đối với nữ sinh Nguyễn Thị Hương Trà, người tham gia vụ đánh bạn ngày 8/9. >>>Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Có sự tham gia của một VĐV Karatedo

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục