Mù Cang Chải: Đổi thay từ Chương trình 135

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/12/2010 | 8:55:06 AM

YBĐT - Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, những năm qua Mù Cang Chải (Yên Bái) đã được đầu tư hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng thông qua các chương trình, dự án.

Chị Háng Thị Mỷ, bản Chống Tùng xã Khau Phạ (Mù Cang Chải) chăm sóc ngô đông.  (Ảnh: Thanh Miền)
Chị Háng Thị Mỷ, bản Chống Tùng xã Khau Phạ (Mù Cang Chải) chăm sóc ngô đông. (Ảnh: Thanh Miền)

Trong đó, Chương trình 135 là một trong những chương trình đúng ý Đảng hợp lòng dân nhất. Từ việc sử dụng có hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn II đã giúp bộ mặt nông thôn, miền núi của Mù Cang Chải từng bước đổi thay.

Huyện Mù Cang Chải có 14 xã, thị trấn, với 126 tổ, thôn, bản, trong đó: 13 xã, 100% thôn, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ Chương trình 135. Bản Trống Sua - xã Dế Xu Phình - một trong 116 bản trong huyện được hưởng lợi từ chương trình và đã được Nhà nước đầu tư 780 triệu đồng để xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho 20 ha ruộng bậc thang. Ông Sùng Nhà Chu - Trưởng bản Trống Sua phấn khởi nói: “Trước kia chúng tôi chỉ biết trồng lúa nương và bằng giống địa phương nên thóc lúa thu về rất ít, không đủ ăn. Nhờ có Đảng, Nhà nước, những năm qua đầu tư mương máng thuỷ lợi để dẫn nước và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, nhân dân trong bản tôi đã biết gieo cấy lúa nước đưa giống lúa lai, năng suất cao vào thâm canh".

Cũng như bản Trống Sua, các thôn, bản khác trong huyện cũng đã được đầu tư trên 55 tỷ đồng để xây dựng 73 hạng mục công trình, thông qua hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay đã có 58 hạng mục công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng, hiện các công trình còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2010. Trong đó đã đưa vào sử dụng có hiệu quả 24 công trình thuỷ lợi, 31 công trình giao thông, 1 công trình nhà lớp học, 1 công trình trạm y tế và 1 công trình điện thắp sáng.

Với 24 công trình thuỷ lợi đưa vào sử dụng đã đảm bảo tưới tiêu cho trên 900 ha ruộng nước của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh, tăng vụ và tăng sản lượng. Từ một địa phương người dân chỉ biết gieo cấy bằng phương thức canh tác lạc hậu, đến nay tỷ lệ giống lúa lai đưa vào sản xuất đã đạt trên 80% diện tích, tăng trên 20% so với năm 2006, diện tích gieo cấy lúa 2 vụ đã lên tới 1.500 ha, tăng 514 ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt của huyện tăng từ 14.700 tấn năm 2006 lên 19.000 tấn năm 2010. 

Trong hợp phần dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện được đầu tư 12 tỷ đồng; với tổng số 4.626 hộ trên địa bàn được hưởng lợi từ chương trình. Trong đó, đầu tư gần 600 triệu đồng để mở gần 300 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 10.000 lượt nông dân, hỗ trợ trên 2 tỷ đồng để xây dựng 62 mô hình sản xuất, thâm canh tăng vụ như: thâm canh rau, ngô vụ đông, mô hình nấm sò trên rơm, trồng tre bát độ, lúa Séng cù…và các mô hình chăn nuôi như: nuôi dê bán chăn thả, chăn nuôi gà đen thả vườn, nuôi bò bán công nghiệp… đồng thời, nông dân trong huyện đã được hỗ trợ trên 6 tỷ đồng mua gần 1.000 máy móc công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch như: máy cày có thùng, máy thái cỏ, máy chế biến gỗ rừng trồng, máy xay xát; máy đập lúa, máy cày cầm tay…

Qua 5 năm triển khai thực hiện hợp phần hỗ trợ sản xuất đã góp phần nâng cao kỹ năng và thay thế tập quán sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với hợp phần nâng cao năng lực cộng đồng, Mù Cang Chải được đầu tư 2,4 tỷ đồng để mởi 88 lớp với gần 4.600 lượt cán bộ xã, thôn bản và người dân được đào tạo. Thông qua các lớp tập huấn giúp cán bộ xã, thôn, bản, đặc biệt là người có uy tín trong cộng đồng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý. Cán bộ, công chức đã đảm nhiệm được công việc từ cơ sở để phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình, dự án. Đồng thời, chủ động từ các khâu xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện bình xét đối tượng tham gia đến việc giám sát các hoạt động đầu tư hỗ trợ vào địa bàn.

Hợp phần hỗ trợ dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý đã được đầu tư gần 14 tỷ đồng trong đó: hỗ trợ 15.121 học sinh con hộ nghèo 10,7 tỷ đồng; hỗ trợ về trợ giúp pháp lý 78 triệu đồng; hỗ trợ về văn hóa thông tin 78 triệu đồng và trên 2 tỷ đồng hỗ trợ các dịch vụ cải thiện vệ sinh môi trường để làm 675 nhà vệ sinh và 1.375 chuồng trại chăn nuôi. Từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức, xóa dần thói quen lạc hậu chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở và làm nhà vệ sinh sạch sẽ.

Ông Hoàng Văn Túc - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mù Cang Chải cho biết: “Trong giai đoạn II của Chương trình 135 (từ 2006 đến 2010), huyện đã được Nhà nước đầu tư gần 88 tỷ đồng thông qua 4 hợp phần của chương trình.  Từ việc thực hiện có hiệu quả các hợp phần thuộc Chương trình 135 giai đoạn II đã giúp huyện Mù Cang Chải có bước đổi thay trên các mặt. 5 năm qua, toàn huyện đã có 2.689 hộ vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn lực hỗ trợ của chương trình, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 72,7% năm 2006 xuống còn 40,4% vào cuối năm 2010…”

Nhờ có sự đa dạng hóa các hình thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư đến tận các thôn, bản của 13/13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trong huyện mà cuộc sống của người dân nơi đây đã có sự thay đổi toàn diện chương trình, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. 

Thanh Xuân

Các tin khác

YBĐT - Thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 – 2015”, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên vừa tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) với kiến thức pháp luật.

Công an xã Chấn Thịnh triển khai công tác tuần tra, kiểm soát trên địa bàn.

YBĐT - Là lực lượng nòng cốt trong giữ vững an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, những năm qua, Công an xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn luôn làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương, do vậy tình hình an ninh nông thôn luôn được giữ vững.

Công nhân xây dựnng thi công hành lang đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Năm 2010, các cấp công đoàn ngành xây dựng đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp đảm bảo 100% việc làm cho người lao động tại khối công nghiệp; riêng khối xây lắp còn 72/2379 lao động đang nghỉ tự túc, chiếm 3% tổng số CNVCLĐ.

Nội soi cho bệnh nhân ở bệnh viện Đa khoa huyện Lục Yên.

YBĐT - Năm 2005, xã vùng cao Khai Trung, huyện Lục Yên (Yên Bái) được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) nhưng sau đó 4 năm liền xã này không duy trì được chuẩn, đến năm 2009 mới lại tiếp tục được công nhận đạt chuẩn. Bởi vậy, để duy trì được chuẩn, Khai Trung rất cần có một sự bứt phá và nỗ lực lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục