Phân loại rác thải việc cần làm ngay

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2011 | 9:29:01 AM

YBĐT - Hiện nay, rác thải từ các gia đình thường được để chung, việc này gây nhiều khó khăn trong quá trình phân loại rác. Bởi lẽ, nếu rác được phân loại ngay từ đầu sẽ giúp giảm bớt các công đoạn xử lý sau đó.

Người dân nên phân loại rác thải ngay từ đầu để giúp việc xử lý rác dễ dàng hơn.
Người dân nên phân loại rác thải ngay từ đầu để giúp việc xử lý rác dễ dàng hơn.

Với Yên Bái, một nhà máy xử lý rác đúng nghĩa là nhu cầu cấp thiết bởi chúng ta mới chỉ xử lý rác bằng phương pháp “thủ công và đơn giản nhất” đó là đốt hoặc chôn lấp. Liệu những cách làm này có tồn tại khi gây lãng phí một nguồn “tài nguyên” đáng kể và ảnh hưởng đến môi trường sống?

Rác thải được chia làm 2 loại chính là rác hữu cơ gồm: thức ăn thừa, rau củ quả, xác súc vật, thực vật… và rác vô cơ gồm: túi ni lông, đồ nhựa, sành, thủy tinh, sắt vụn… Những loại rác này có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, từ đường làng ngõ xóm, đồng ruộng, nơi họp chợ và ở ngay trong mỗi gia đình. Có loại rác như nhựa, túi nilon phải mất hàng trăm năm mới có thể tiêu hủy hết và để lại những nguy hại khôn lường...

Cách đây hơn 10 năm, chúng ta đã tuyên truyền, thậm chí đã nói nhiều về rác, cách thức phân loại rác mà chủ yếu là túi nilon. Không chỉ túi nilon mà vỏ chai, vỏ lon nước ngọt, vỏ lon bia, thùng các - tông và giấy báo... hàng ngày tham gia “thị trường” rác để các bãi rác, thùng rác và những bịch rác lề đường “được” nhiều người trong đội quân nhặt rác tìm kiếm.

Việc tái chế rác không phải là thông tin mới, không phải là phát minh mới và càng không phải là vấn đề nan giải đối với con người ngày nay. Nhưng để mọi người có nhận thức rõ, thói quen đúng trong xử lý rác, rất cần sự hướng dẫn từ các cơ quan chức năng. Thiết nghĩ, việc các cơ sở, địa phương, khu phố, xã, phường tổ chức cho người hàng ngày đến từng hộ gia đình nhắc nhở, hướng dẫn việc phân loại rác không phải là việc khó. Nói cho cùng, nhận thức cộng đồng trách nhiệm trên mọi phương diện phải luôn được chú trọng tuyên truyền, nhắc nhở đi đôi với thực hiện.

Những năm gần đây, kinh tế của người dân có bước phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, cùng với đó là lượng rác thải trong sinh hoạt, sản xuất phát sinh rất lớn. Không những thế, nhiều loại rác độc hại, nguy hiểm như: bao bì, chai, lọ… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ở Yên Bái, hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có quy hoạch và xây dựng các bãi rác thải tập trung, được bố trí xa khu dân cư. Đồng thời, tại rất nhiều thôn, xóm đã hình thành tổ thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày để đưa về bãi rác tập trung. Tuy vậy, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trên thực tế mới chỉ khoảng 50% tổng số lượng rác thải trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày được thu gom.

Số còn lại vẫn bị vứt ra môi trường tự nhiên, mương, máng, đồng ruộng. Nhiều thùng rác đồng ruộng ở nhiều nơi do không được thu gom kịp thời, đầy tràn ra ngoài, trở thành một điểm ô nhiễm môi trường.

Vấn đề chính đặt ra hiện nay là làm sao đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, các cơ sở sản xuất hiểu và thực hiện phân loại rác tại gia đình và hàng ngày mang ra để đúng nơi quy định. Qua đó, tạo thói quen về việc có ý thức phân loại rác trong sinh hoạt và sản xuất. Đây chính là hình thức xã hội hóa công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải trong cộng đồng. Có như thế, tình trạng rác thải gây ô nhiễm môi trường mới được giải quyết dứt điểm.

Biện pháp tối ưu hiện nay là đối với mỗi gia đình nên có 2 thùng rác chứa riêng các chất thải vô cơ và hữu cơ. Tại nơi công cộng như các thôn, xóm có bể chứa rác hoặc thùng rác to hàng ngày có xe vận chuyển về nơi tập kết. Rác hữu cơ có thể chôn lấp xa mạch nước ngầm, rác vô cơ được phân loại để chế biến và sử dụng lại.

Đặc biệt, các tổ chức đoàn thể và chính quyền mỗi địa phương nên phát động phong trào tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng theo định kỳ hàng tháng giúp môi trường làng quê trong sạch... Giải quyết bài toán phân loại rác ngay từ đầu không phải là một việc làm quá khó nhưng nó cần sự chung tay của toàn xã hội, từ ý thức cá nhân của mỗi người, mỗi gia đình.

Tô Anh
 

Các tin khác
Sinh viên Trường Đại học CNTT Thái Nguyên trong lễ tốt nghiệp.

Chiều 26/10, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo công bố Dự thảo Luật Giáo dục đại học. Tại cuộc họp, nội dung chính được đa số phóng viên quan tâm là Trao quyền tự chủ cho các trường Đại học. này.

Người lao động phải có lương tối thiểu để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu chi tiêu tối thiểu.

Bên hành lang kỳ họp QH, sáng 26.10, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH - bà Trương Thị Mai đã trả lời phỏng vấn báo giới xoay quanh quan điểm cải cách tiền lương giai đoạn tới.

Theo thông tin tại Hội nghị kiểm điểm giữa kỳ Nhóm điều phối chương trình giới của Chính phủ và Liên Hợp Quốc ngày 26-10, tính đến tháng 9, toàn quốc xảy ra 33.904 vụ bạo lực gia đình.

Bộ GD-ĐT vừa có thông tư quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục