Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ: Nhiều bất cập

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/11/2011 | 2:09:06 PM

Việt Nam đặt mục tiêu có 20.000 tiến sĩ vào năm 2020. Đường dẫn tới con số ấn tượng này được cho là chông gai và dễ sa xuống vực thành tích vốn là bệnh khó chữa của ngành giáo dục Việt Nam.

Du học sinh sau khi đào tạo ở nước ngoài có sẵn sàng về nước
làm việc?
Du học sinh sau khi đào tạo ở nước ngoài có sẵn sàng về nước làm việc?

Bất cập đủ thứ

Ở cấp trường, theo lời kể của một du học sinh ở Anh, điểm bất cập trong khâu tuyển chọn là bắt buộc phải có Bảo hiểm xã hội thì mới được xét hồ sơ. Theo lưu học sinh này, quy định đó khá là cứng nhắc đối với đối tượng đi học thạc sĩ. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ cần có thâm niên công tác 6 tháng là có thể nộp hồ sơ. Tuy nhiên, bao giờ giảng viên mới được tuyển dụng cũng phải có thời gian thử việc 2 năm mới được thi biên chế, trong đó 1 năm đầu tiên chưa được đóng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, sinh viên mới ra trường được trường tuyển làm giảng viên thì chắc chắn phải sau 2 năm mới có cơ hội xin được học bổng học thạc sĩ trong nước, nếu không thi đỗ thạc sĩ trong nước thì coi như không hoàn thành nhiệm vụ và bị cắt hợp đồng. Quy định này giống như rào cản cho ứng viên đăng ký đi học chương trình thạc sĩ.

Mỗi khi nhắc đến đề án 322, dư luận xã hội có thể liên tưởng ngay đến những lời kêu cứu quen thuộc của lưu học sinh (LHS) Việt Nam đang du học tại các nước. Chẳng hạn, LHS ở Trung Quốc thường lâm cảnh khó khăn nhiều tháng liên tiếp vì chậm nhận được sinh hoạt phí thường xuyên; giá sinh hoạt tăng cao, chi phí cho đồ dùng học tập, sách vở càng nhiều.

Tiền học bị chậm, LHS phải đóng tiền phạt cho nhà trường, thậm chí không được thi cuối kỳ, phải nhờ can thiệp của Giáo sư để không bị dừng học… Lý do các LHS nhận được là: thủ tục đã làm nhưng tài khoản 322 không còn tiền!

Thông tin mới nhất từ một số anh chị em LHS đi học theo học bổng 322 ở Soton (Anh) sang học khóa tiếng Anh cho hay: LHS không được ứng tiền sinh hoạt phí trước mà phải hoàn thành khóa tiếng Anh, làm thủ tục nhập học xong mới có thể làm báo cáo số 1 gửi về để xin thanh toán sinh hoạt phí và học phí với trường.

Thế nhưng, các LHS đã hoàn thành các thủ tục từ cuối tháng 9-2011, nhưng đến tháng 11-2011, vẫn chưa có thông tin phản hồi là bao giờ các LHS sẽ được thanh toán sinh hoạt phí.

Đây là câu chuyện về một LHS đã học xong bậc thạc sĩ bằng tiền của nhà nước do lãnh đạo của một ĐH lớn ở khu vực phía Bắc cung cấp: Anh X. được hưởng học bổng theo dự án 322 để học thạc sĩ tại Úc. Sau khi kết thúc khóa học, anh trở về trường cũ nhưng bỏ bẵng việc ở cơ quan để đi làm cho các dự án NGO (các tổ chức phi chính phủ) chả liên quan gì lĩnh vực công nghệ thực phẩm mà anh ta đã được đào tạo bằng tiền của nhà nước với lời cam kết sẽ trở về trường.

Trớ trêu thay, khi nhà trường báo cáo cơ quan có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT để xử lý thì X. lại xin được học bổng đi học tiếp bậc tiến sĩ ở một nước khác.

Tránh bệnh thành tích

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, số lượng người đi học theo đề án 322 còn ít do các cơ sở và học viên chưa chuẩn bị tốt tiếng Anh cho nhu cầu học tập. Vì vậy, năm nào cũng không tuyển đủ người đi học.

Theo ông Vui, nếu toàn bộ dự án chỉ để Bộ GD&ĐT quản lý thì không thể thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện đề án mà cần phân cấp cho các trường cùng tham gia. Như thế sẽ tốt hơn trong kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ trước khi tham gia đề án.

Ông Đặng Kim Vui cho biết, trong chiến lược đào tạo 20.000 tiến sĩ, sắp tới, ngành GD&ĐT sẽ cấp kinh phí cho các đối tượng làm thạc sĩ và tiến sĩ trong nước. Đây cũng là việc cần được quản lý chặt chẽ vì chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước đang có nhiều điều tiếng như mua bằng, đánh cắp đề tài…

Một du học sinh tại Úc nói, trong số LHS 322 không phải ai cũng muốn về; tỷ lệ muốn về và không muốn là 70-30. Ông Đặng Kim Vui cho biết: Bộ GD&ĐT yêu cầu các đại học nếu có chuyện LHS không về nơi cũ công tác thì báo cáo và giải quyết. Nhưng thực tế, nhà trường không có gì trong tay thì lấy gì giải quyết? Nếu LHS bỏ đi thì trường cũng…chịu!

Một cán bộ của Bộ GD&ĐT cảnh báo: nếu không quản lý chặt chẽ thì việc đào tạo 20.000 TS cũng sẽ rơi vào bệnh thành tích không khác gì việc đưa các hiệu trưởng đi khảo sát các trường ĐH ở nước ngoài chưa thấy hiệu quả đâu!

(Theo TPO)

Các tin khác
Dây chuyền sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu của Công ty.

YBĐT - Trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kiềm chế lạm phát…, sản phẩm cạnh tranh quyết liệt, nhiều doanh nghiệp gặp khó nhưng Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái đã có nhiều giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh (SX-KD), giữ vững thị trường, bảo đảm thu nhập cho người lao động.

YBĐT - Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Văn Yên vừa triển khai các hoạt động truyền thông tăng cường tại 2 xã An Thịnh và Châu Quế Thượng (Văn Yên), là những xã có mức sinh cao.

YBĐT - Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch hoạt động sát với kế hoạch của ngành và đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

YBĐT - Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ an toàn công nghiệp Minh Tiến tổ chức tập huấn vệ sinh an toàn lao động (ATLĐ) cho 264 công nhân của Công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục