Dạy chữ ở Pá Khoang

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/11/2011 | 10:40:00 AM

YBĐT - Dạy học ở vùng cao có rất nhiều khó khăn bởi đường xá xa xôi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn mọi bề hẳn ai cũng biết nhưng những gian nan trong công tác vận động học sinh ra lớp như ở Pá Khoang xã Túc Đán (Trạm Tấu) thì có lẽ chưa mấy ai biết tới.

Tiếp chúng tôi, thầy giáo Hoàng Văn Thắng - người có thâm niên 9 năm ở vùng cao chia sẻ: “ 9 năm trong nghề là 9 năm ở vùng cao, khi là Làng Nhì, Tà Xi Láng và bây giờ là Túc Đán, ở những nơi khác khó khăn về cơ sở vật chất thì ở Pá Khoang cái khó nhất là công tác vận động học sinh ra lớp và đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần bởi ở đây Đảng bộ, chính quyền địa phương, trưởng thôn bản vẫn chưa thực sự vào cuộc”.

Cô giáo trẻ Đỗ thị Anh Hạnh dạy 1 lớp 3 trình độ lớp 3, 4 và lớp 5 tâm sự: “Nhiều lúc phát khóc lên chị ạ, sáng nào em và anh Thắng cũng phải dậy từ 5h30 phút để đi gọi học sinh, vậy mà cũng chỉ được buổi sáng, sau bữa trưa là lại chẳng thấy học sinh đâu, đã rất nhiều lần bọn em có ý kiến với trưởng thôn bản nhưng vẫn không có chuyển biến.”

Nói đến vấn đề chất lượng học sinh, cô Hạnh giãi bày: “Ngày ở trường em không được đào tạo để dạy lớp ghép, các anh chị xem 1 lớp có đến 3 trình độ khiến em rất khó khăn, để đảm bảo học sinh nào cũng biết đọc biết viết em phải học hỏi các anh chị cùng trường. Do em mới vào nghề nên ngoài việc học chuyên môn em phải dành thời gian học thêm tiếng Mông.

Quả thật, nếu Đảng ủy, chính quyền địa phương không vào cuộc thì chúng em nỗ lực đến mấy cũng bằng thừa, vì hôm nay dạy chữ A học sinh đi học, ngày mai dạychữ B mà không đi thì đến bao giờ mới biết đọc biết viết? Vì phải dạy cập chương trình nên lớp học của em lẽ ra là học vần, bây giờ phải dậy thêm cả học âm”...

Minh chứng cụ thể là học sinh Sùng A Lử, em là một học sinh tiêu biểu trong việc đi học chuyên cần ở lớp 2, bước sang tuần học thứ 10 Lử thuộc khá nhiều bài hát bằng tiếng phổ thông và nội dung bài học hôm trước... Lử chia sẻ: "Đi học đầy đủ nên em nhớ được bài thầy dạy em cũng buồn vì một số  bạn lớp em không chịu đi học...".

 Đặc biệt, lý do mà học sinh không đến lớp thì cũng ngàn lẻ những lý do của đồng bào, nhà thì cần người chăn trâu, nhà cần người trông em, nhà phải có người đi nương lấy củi. Cá biệt như hộ chị Mùa Thị Sớ có con đi học lớp 1 thì số ngày đến trường đếm trên đầu ngón tay nhưng hễ thầy cô lên gọi là lảng tránh, chị đưa ra lý do là: “Bảo nó đi học nó không đi thì làm thế nào?”

Vậy là mặc cho thầy cô vận động còn gia đình và trưởng thôn bản lại coi như không phải việc của mình, vì thế mà Pá Khoang trở thành “điểm nóng” trong giáo dục ở Túc Đán từ mấy năm nay. Điểm trường Pá Khoang có 4 thầy cô giáo, trong đó có thầy Thắng và cô giáo mầm non Mùa Thị Ca đã lập gia đình, gia đình thầy Thắng ở Văn Chấn, thầy đã có 2 cậu con trai, cậu thứ 2 mới được 2 tháng tuổi.

Thầy Thắng chia sẻ: “Thương vợ nhớ con nhưng đã chọn sự nghiệp “trồng người” ở vùng cao thì chúng tôi cũng phải hy sinh hạnh phúc 1 chút, cũng chỉ có mong muốn là được cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm hơn để các em biết đọc, biết viết và để chúng tôi hoàn thành trách nhiệm của mình”.

Mang tâm nguyện của những nhà giáo về trụ sở UBND xã Túc Đán trao đổi với đồng chí Giàng A Tàng - Chủ tịch UBND xã, ông nói: “Tôi đã trực tiếp xuống thôn Pá Khoang để vận động học sinh ra lớp nhưng các hộ dân vẫn chưa chịu, có hộ như ông Sùng A Chang còn dọa đánh cả tôi... Tuy nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng để vận động nhân dân cho con em ra lớp học đảm bảo được tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần giúp các thầy cô giáo, chúng tôi mong các thầy cô giáo tiếp tục cố gắng để dạy chữ dạy người cho các em học sinh”.

 Phương Thùy

Các tin khác

Cuộc bầu chọn có rất nhiều ý nghĩa đối với việc quảng bá hình ảnh Việt Nam, chính vì vậy cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Dù nhận định việc tăng thời gian nghỉ Tết âm lịch là chủ trương đúng đắn, nhưng do chưa nghiên cứu kỹ, chưa lấy ý kiến của chủ sử dụng và lao động nên Chính phủ đề nghị chưa đưa vào dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi.

Tiểu phẩm “Tôi biết rồi” của huyện Trạm Tấu tại Hội thi Cán bộ tư pháp - Hộ tịch cấp xã giỏi năm 2011.

YBĐT - Các hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện Trạm Tấu (Yên Bái) được đẩy mạnh, góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thực thi pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.

Đồng chí Sơn Minh Thắng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng quà cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số xã Tân Hương.

YBĐT - Trong những năm qua, có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các công trình đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn II đã góp phần tiếp sức cho người dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục