Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái góp phần nâng cao chất lượng nhân lực

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2012 | 9:34:41 AM

YBĐT - Được thành lập từ tháng 5/2009 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp Nghề Yên Bái, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái là một trong những đơn vị đào tạo nghề hàng đầu của tỉnh Yên Bái.

Giờ học của học sinh lớp sửa chữa điện dân dụng tại trường.
Giờ học của học sinh lớp sửa chữa điện dân dụng tại trường.

Với nhiệm vụ đào tạo nghề theo 3 trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động, nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo...

Ban giám hiệu nhà trường xác định, tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. 

Trong 2 năm qua, nhà trường đã phối hợp với các huyện, thị xã trong tỉnh mở 17 lớp đào tạo nghề cho gần 500 học viên tại các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Mù Cang Chải với các nghề sửa chữa điện dân dụng, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa máy nông cụ... Trong đó có một lớp kỹ thuật xây dựng cho 30 học viên tại xã Đại Phác, huyện Văn Yên theo mô hình thí điểm dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề.

Thầy giáo Nguyễn Mạnh Ngà - Phó phòng Đào tạo cho biết: “Sau khi lớp học nghề tại xã Đại Phác kết thúc có tới 80% học viên có việc làm, các học viên này đã tham gia xây dựng các công trình tại địa phương. Vừa qua, UBND xã đã trực tiếp giao cho các học viên của lớp học đảm nhận thi công công trình nhà văn hóa cộng đồng của xã. Đây là việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện sự tin tưởng của chính quyền địa phương với các học viên, đồng thời động viên những lao động khác tham gia học nghề".

Được biết, năm 2012, căn cứ nhu cầu học nghề của các xã, thị trấn trong tỉnh, nhà trường phối hợp với các huyện xây dựng kế hoạch mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp ngay tại các thôn, bản để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên.

Thực hiện chỉ tiêu đăng ký với các huyện, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể mở từng lớp theo hướng dẫn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), ký hợp đồng với phòng LĐ,TB&XH các huyện, thị xã, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tuyển sinh các lớp theo đúng đối tượng và độ tuổi lao động. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, mỗi lớp học nhà trường cử 2 giáo viên tham gia giảng dạy đủ tiêu chuẩn trình độ, có kinh nghiệm, do đó chất lượng đào tạo đã được nâng lên.

Qua thống kê của chính quyền các địa phương, 70% học viên sau khi ra trường đã có việc làm hoặc tự tạo việc làm cho mình. Trong quá trình mở các lớp đào tạo nghề cho LĐNT, nhà trường được chính quyền các địa phương và nhân dân các thôn, bản tạo điều kiện về địa điểm phòng học, nơi lưu trú của giáo viên. Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tích cực gửi thông tin tuyển lao động tới nhà trường, tuyển dụng học viên sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai mở lớp đào tạo nghề tại các địa phương, đặc biệt tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa nhà trường cũng gặp không ít khó khăn do nhận thức của người học còn hạn chế, số học viên học xong đã giới thiệu việc làm nhưng thu nhập chưa cao nên chưa có sức thu hút đối với người học.

Thầy giáo Phạm Ngọc Đức - người đã có 4 năm giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho LĐNT cho biết: “Nhận thức của học viên không đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với nghề điện dân dụng. Điều này, đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, hướng dẫn tỷ mỉ từng chi tiết cho học viên. Chúng tôi, thường chủ động liên hệ với các cơ sở, các gia đình có nhu cầu lắp đặt, sửa chữa điện dân dụng để cho các học viên được thực hành luôn, theo phương pháp "cầm tay chỉ việc", khi đó các học viên sẽ thấy được ngay hiệu quả của mình làm và thích thú với việc học nghề hơn”.

Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng từng bước đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong tỉnh và các vùng lân cận góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thầy giáo Lê Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Xác định công tác đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và đội ngũ giáo viên. Tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bằng cách liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng nhà trường trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, giới thiệu các học viên vào làm việc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo".

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đề nghị Nhà nước có các cơ chế, chính sách tăng nguồn đầu tư trang thiết bị, vật tư thực hành, các các chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với học viên sau khi tốt nghiệp ra trường và nâng cao hơn nữa mức hỗ trợ cho giáo viên dạy tại các xã vùng sâu, vùng xa để việc thực hiện Quyết định 1956 của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

 Hà Anh

Các tin khác
Điều trị bệnh chân, tay, miệng cho trẻ em.

Chiều 20/2, tại buổi họp Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch chân tay miệng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tích lũy trong 6 tuần đầu năm 2012, cả nước đã ghi nhận 6.328 trường hợp mắc tay chân miệng tại 6 địa phương.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A/H5N1 đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây truyền và bùng phát dịch rất cao, ngày 20-2, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số biện pháp kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh lây lan, sớm dập tắt dịch.

Công an xã Lang Thíp (Văn Yên) xử phạt người vi phạm Luật giao thông đường bộ.

YBĐT - Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ giữ gìn ANTT trên địa bàn, Ban công an thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo thuận lợi trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật.

Chi đoàn Đài Truyền thanh - Truyền hình Trạm Tấu láng nền nhà cho một hộ dân ở thôn Tà Xùa, xã Bản Công.

YBĐT - Hiện nay, các cơ sở Đoàn huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đang ra sức chuẩn bị cho đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn huyện Trạm Tấu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Tuy công tác chuẩn bị cho đại hội còn nhiều khó khăn nhưng những người “cầm trịch” phong trào Đoàn nơi đây đều cố gắng để đại hội diễn ra thành công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục