Suối Giàng nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/7/2012 | 3:32:58 PM

YBĐT - Nhiều người ngỡ ngàng khi biết năm học 2010 - 2011, nhiều học sinh bán trú ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) chỉ ăn với mức 4.000 đồng/ngày. Đó là số tiền đủ cho 2 lạng gạo nên các em nấu một nồi cháo với muối để ăn 3 bữa.

Mô hình Trường phổ thông Dân tộc bán trú với việc tổ chức bếp ăn tập thể đã góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh.
Mô hình Trường phổ thông Dân tộc bán trú với việc tổ chức bếp ăn tập thể đã góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh.

Thực tế khi đến đây, một số thầy giáo còn cho biết không ít trường hợp do hoàn cảnh quá khó khăn nên lúc giáp hạt gia đình không đủ gạo, tiền cho con có em chỉ ăn với mức 2.000 đồng/ngày.

Tuy nhiên, năm học 2011 - 2012, bữa ăn của học sinh ở đây đã được  cải thiện đáng kể. Trong đó, học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở ăn ở mức gần 20.000 đồng/ngày và học sinh Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học ăn cao hơn do cùng một định mức chi tiêu nhưng các em chỉ học hết thứ sáu rồi nghỉ cuối tuần về với gia đình.

Với mức tiền ăn như thế lại có người nấu ăn tập thể nên tiết kiệm được nhiều chi phí khác như: củi, muối, gia vị, gạo… nên bữa ăn ngon hơn và được đổi món thường xuyên. Cuối năm học 2011 -2012, các thầy cô giáo ở đây ai cũng mừng vì học sinh của mình khoẻ mạnh, hồng hào hơn năm trước và các em thoải mái về tinh thần để chuyên tâm học tập.

Thầy giáo Nguyễn Văn Kiểm - Hiệu phó Trường phổ thông Dân tộc bán trú xã Suối Giàng cho biết, năm học này mô hình trường bán trú dân nuôi đã được chuyển sang mô hình trường chuyên biệt (phổ thông dân tộc bán trú).

Với mô hình này, ngoài việc đóng góp của mỗi hộ có con học bán trú bằng 2 kg gạo, 10 kg củi và một ít rau xanh mỗi tuần thì hàng tháng mỗi học sinh còn được hưởng khoản trợ cấp tương đương với 1/3 mức lương tối thiểu. Trong xã có 4 thôn có học sinh bán trú thì mỗi thôn có một mảnh vườn trồng rau tại trường do một số giáo viên cùng học sinh các thôn tự đảm nhiệm trồng, chăm sóc để cải thiện bữa ăn.

Ở địa phương cũng đang tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, trong đó mỗi thầy cô giáo là đảng viên hàng tháng ủng hộ 40.000 đồng/người; giáo viên trong biên chế 30.000 đồng và giáo viên hợp đồng là 20.000 đồng. Quỹ khuyến học của xã tuy khó khăn nhưng cũng cố gắng ủng hộ bữa ăn của học sinh mỗi trường 1.000.000 đồng/năm.

Huyện uỷ Văn Chấn giao nhiệm vụ cho các chi bộ các cơ quan huyện nhận đỡ đầu bữa ăn cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú nên năm học vừa qua mỗi trường ở xã Suối Giàng cũng đã nhận được vài triệu đồng từ nguồn vốn này. Đặc biệt, từ cuối năm học 2010 -2011 và trong năm học 2011 -2012, đã có hơn chục đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ yếu từ Hà Nội đã tự nguyện ủng hộ cho bữa ăn của học sinh bán trú xã Suối Giàng được trên 150 triệu đồng.

Tuy nhiên, thực trạng chất lượng bữa ăn của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trong tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn bởi không có được những lợi thế như ở Suối Giàng. Do đó, ý kiến của lãnh đạo một số địa phương cho rằng, ngoài việc tích cực tuyên truyền, tăng cường các mối quan hệ thu hút sự quan tâm từ bên ngoài, tỉnh nên coi trọng giải pháp vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong tỉnh cùng góp sức vì bữa ăn của học sinh bán trú ở vùng cao.

Ở cấp huyện, các địa phương cũng chủ động kêu gọi sự góp sức bằng giải pháp tương tự cấp tỉnh. Bên cạnh đó, các cơ quan cấp tỉnh, huyện được phân công giúp đỡ các xã vùng cao cần có sự quan tâm thiết thực hơn thay vì những món quà tặng thông thường trong mỗi dịp đến thăm.

Thực hiện được đồng bộ các giải pháp này cùng với việc mỗi địa phương ra sức phát triển đời sống kinh tế - xã hội, chắc chắn học sinh vùng cao sẽ giảm được những khó khăn để học tập tốt hơn.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Cán bộ quân sự huyện phổ biến kế hoạch luyện tập
cho dân quân xã Vân Hội.

YBĐT - Đến nay, huyện Trấn Yên đã củng cố và tiến hành huấn luyện được 25/33 đầu mối dân, quân tự vệ (DQTV) trên địa bàn. Kết quả đánh giá chung toàn huyện đạt loại khá. Phấn đấu đến trung tuần tháng 7 này, 100% đầu mối DQTV của huyện hoàn thành huấn luyện, bảo đảm nội dung, thời gian yêu cầu đề ra.

YBĐT - Không phải là “cái nôi” của phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (VHVN - TDTT) của huyện Văn Yên nhưng từ lâu, tổ chức Đoàn thanh niên xã Yên Phú đã duy trì và đẩy mạnh sự phát triển các phong trào này nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, đẩy mạnh công tác tập hợp, tăng cường đoàn kết thanh thiếu nhi…

Đảo Trường Sa lớn.

Hưởng ứng cuộc vận động bằng cách gửi tin nhắn với cú pháp “nd” gửi đến tổng đài 1407 (thời gian nhắn tin đến ngày 31/7, mỗi tin nhắn ủng hộ 14.000 đồng).

YBĐT - 5 năm qua, tuổi trẻ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã thực hiện hiệu quả phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc" và phong trào "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục